Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch bắt đầu từ bao giờ? Người lao động có được thưởng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không?
Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch bắt đầu từ bao giờ?
Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch được tổ chức chính thức từ năm 1917, khi Tuần phủ Phú Thọ - Lê Trung Ngọc đề xuất lấy ngày này làm ngày giỗ chung cho các Vua Hùng.
Tuy nhiên, từ thời Hậu Lê (thế kỷ 15), các triều đại phong kiến đã có nghi lễ cúng tế Vua Hùng tại Đền Hùng, thể hiện sự tôn kính đối với các vị vua lập quốc. Đến năm 2007, Giỗ Tổ Hùng Vương chính thức trở thành quốc lễ, được tổ chức trọng thể hàng năm trên cả nước.
Ý nghĩa của Giỗ Tổ Hùng Vương
- Tôn vinh cội nguồn dân tộc, khẳng định truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".
- Gắn kết cộng đồng, thể hiện lòng tự hào dân tộc và sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ tiên.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch bắt đầu từ bao giờ? (Hình từ Internet)
Người lao động có được thưởng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không?
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, các khoản thưởng không phải là khoản bắt buộc người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
Do pháp luật không yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cho người lao động, cũng như không quy định mức thưởng như thế nào nên sẽ do doanh nghiệp chủ động.
Như vậy, người lao động nhận được tiền thưởng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hay không phải căn cứ vào quy chế thưởng của công ty do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Nếu có quy định trong quy chế thưởng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì người lao động sẽ không được thưởng vào ngày này. Ngược lại nếu có quy định thì doanh nghiệp sẽ thưởng tiền hoặc bằng hình thức khác cho người lao động.
Đi làm Giỗ Tổ Hùng Vương có được hưởng lương cao hơn không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Giỗ Tổ Hùng Vương là mùng 10 tháng 3 người lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương.
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết
Căn cứ quy định trên, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được trả lương như sau:
- Làm vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
- Làm vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Như vậy, người lao động đi làm vào Giỗ Tổ Hùng Vương được hưởng lương cao hơn ngày bình thường.











- Chính thức: CCVC và người lao động nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 sẽ được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi đáp ứng điều kiện nào?
- Biên chế lại cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện khi sáp nhập xã, bỏ huyện thế nào theo Tờ trình 624?
- Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội thì ngân sách chi trả chế độ lấy từ đâu?
- CCVC và người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và đáp ứng điều kiện gì thì được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Chính thức: Số tiền giải quyết chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức tại khu vực Thủ đô được dự toán là trách nhiệm của ai?