Đại lễ Phật đản 2024 từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được về sớm để đi lễ không?
Đại lễ Phật đản 2024 từ ngày nào đến ngày nào?
Đại lễ Phật đản, hay còn gọi là Lễ Phật đản sinh, là một trong những ngày lễ lớn nhất trong Phật giáo, kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Nguồn gốc của Đại lễ Phật đản bắt nguồn từ sự kiện Đức Phật Thích Ca, hay Tất Đạt Đa Cồ Đàm, sinh ra vào năm 624 TCN. Đức Phật là con trai của Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da và trước khi trở thành Phật, Ngài là Bồ Tát Hộ Minh.
Lễ hội này không chỉ là dịp để tôn kính và tưởng niệm về Đức Phật Thích Ca, mà còn là cơ hội để cộng đồng Phật tử kết nối, chia sẻ niềm tin và thực hiện các hoạt động từ thiện. Năm 1999, Liên Hợp Quốc đã quyết định công nhận ngày lễ Vesak là một ngày Tam hợp, kết hợp ba sự kiện: Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết Bàn, được tổ chức vào ngày Rằm tháng tư âm lịch, nhấn mạnh sự quan trọng của ngày lễ này trong Phật giáo và trên toàn thế giới.
Theo đó, thời gian tổ chức tuần lễ Phật đản năm 2024:
Thời gian tổ chức tuần lễ Phật đản năm 2024: Từ ngày 1/4 đến 15/4 Âm lịch (tức 8/5 đến 22/5/2024).
Trong đó:
- Tuần lễ Phật đản 2024: Từ ngày mùng 8/4 đến 15/4 Âm lịch (tức 15/5 đến 22/5/2024);
- Chính lễ (Ngày lễ Phật đản 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 Âm lịch (tức 22/5/2024).
Như vậy, chính lễ là ngày Đại lễ Phật đản 2024 là ngày 15 tháng 4 Âm lịch (tức ngày 22/5/2024).
Đại lễ Phật đản 2024
Người lao động có được công ty hỗ trợ về sớm để đi Đại lễ Phật đản hay không?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định trường hợp lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.
Lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ:
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Như vậy, đối với lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm 30 phút/ngày.
Còn với trường hợp người lao động về sớm để tham dự lễ hội (Đại lễ Phật đản) không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và công ty có thể thỏa thuận về các trường hợp khác được đi trễ, về sớm hoặc thực hiện theo nội quy lao động của công ty.
Người lao động khi tham gia Đại lễ Phật đản 2024 có trách nhiệm ra sao?
Theo quy định Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Theo đó, trách nhiệm của người lao động tham gia Đại lễ Phật đản 2024 như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Ngoài việc chấp hành tốt những quy định trên, người lao động không đi lễ hội trong giờ hành chính. Đối với đối tượng cán bộ công chức viên chức thì không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?