Cụ thể lịch Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 vào thời gian nào? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?

Năm 2025, thời gian diễn ra lịch Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 cụ thể như thế nào? Người lao động có được nghỉ vào những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 không?

Cụ thể lịch Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 vào thời gian nào?

Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 có đề cập việc Hướng dẫn tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 quy định thời gian tổ chức như sau:

Thời gian: Từ mùng 08 - 15/4/Ất Tỵ (05 - 12/5/2025)

- Mùng 08/4/Ất Tỵ (05/5/2025): LỄ MỘC DỤC

Đúng 04 giờ 00: Tất cả các cơ sở tự viện toàn Thành phố đồng loạt trang nghiêm cử 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thới dân an.

Lúc 19 giờ 30: Rước kiệu, tôn tượng Đức Phật đản sinh từ Tổ đình Ấn Quang đến lễ đài chính GHPGVN Thành phố (Việt Nam Quốc Tự) và cử hành lễ Mộc Dục. Các đơn vị trực thuộc Giáo hội Thành phố (quý Ban chuyên ngành, Phân ban Ni giới, Trường TCPH, Báo Giác Ngộ, Phật giáo Nam tông (Kinh/Khmer), Phật giáo hệ phái Khất sĩ, Phật giáo người Hoa, Giáo hội Phật giáo Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện) thiết trí xe hoa (kích thước theo quy định), cử Tăng, Ni thường trực đại diện tập trung trước Tổ đình Ấn Quang trang nghiêm tháp tùng đoàn Ban Thường trực thực hiện nghi lễ thỉnh Phật đản sanh theo lộ trình: Sư Vạn Hạnh (trước cổng Tổ đình Ấn Quang) → Ngô Gia Tự → Điện Biên Phủ → Cao Thắng → Ba Tháng Hai → Việt Nam Quốc Tự (cổng chính).

- Mùng 09/4/Ất Tỵ (06/5/2025): Diễu hành xe hoa đến Học viện

Lúc 16 giờ 00: Tất cả xe hoa tập kết cặp lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Thành phố) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng nối dài.

Lúc 19 giờ 00: Diễu hành xe hoa đến Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở II (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Lộ trình: (VNQT) đường 3/2 → Hồng Bàng → Kinh Dương Vương → số 7 → Trần Văn Giàu → Lê Đình Chi → Lê Chính Đang → Mai Bá Hương → Học viện Phật giáo.

- Mùng 12/4/Ất Tỵ (09/5/2025): Chương trình văn nghệ

Lúc 19 giờ 00: Tại Việt Nam Quốc Tự, Ban Văn hóa Giáo hội Thành phố thực hiện chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản.

- Mùng 13/4/Ất Tỵ (10/5/2025): Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569

Lúc 16 giờ 00: Tất cả xe hoa tập kết cặp lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Thành phố) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng (nối dài).

Lúc 19 giờ 00: Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569.

Lộ trình: (VNQT) đường 3/2 → Sư Vạn Hạnh → An Dương Vương → Nguyễn Văn Cừ → Trần Hưng Đạo → Lê Lai → Phạm Hồng Thái → CMT8 (Bồ tát Thích Quảng Đức) → Lý Thường Kiệt → Lạc Long Quân → Âu Cơ → Lễ Đại Hành → đường 3/2 (cổng chính Việt Nam Quốc Tự).

- Ngày 15/4/Ất Tỵ (12/5/2025): ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK PL.2569

Đúng 04 giờ 00: Tất cả các cơ sở tự viện toàn Thành phố, đồng loạt trang nghiêm cử 03 hồi chuông trống Bát nhã rước lễ Đản sanh.

Từ 05 giờ 00: Quý Tôn đức Tăng Ni, Phật tử Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện tập trung về lễ đài chính của GHPGVN Thành phố để tham dự Đại lễ.

Đúng 06 giờ 00: Đại lễ Phật đản chính thức bắt đầu với chương trình:

Cung thỉnh quý Tôn đức Giáo phẩm, Quan khách quang lâm lễ đài.

Tuyên bố lý do, thông qua chương trình, giới thiệu thành phần tham dự.

Niệm Phật cầu gia bị.

Chào Quốc kỳ - Đạo kỳ.

Phút nhập Từ bi quán.

Thông điệp Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

Diễn văn Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 của Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN.

Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Phát biểu của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghi thức cúng dường Phật đản:

Cử ba hồi chuông trống Bát nhã rước lễ Đản sanh;

Niệm hương;

Tụng kinh Khánh đản.

Trao bằng ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, “Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu Tổ quốc” Tp. Hồ Chí Minh năm 2025.

Cảm tạ của Ban Tổ chức.

Hồi hướng.

Lưu ý:

Quý Tôn đức Tăng, Ni trang nghiêm Y hậu, Phật tử mặc áo tràng suốt thời gian cử hành lễ;

Ban Trị sự GHPGVN Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định; mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn trang nghiêm trong khi hành lễ; sau khi hoàn mãn, Tăng Ni, Phật tử trở về địa phương tiếp tục tham dự Đại lễ do Giáo hội và các tự viện tổ chức.

( Xem thêm: Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 tải về)

Cụ thể lịch Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 vào thời gian nào?

Cụ thể lịch Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ làm vào những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 trong một số trường hợp sau:

- Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.

- Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

- Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 trùng vào các ngày được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình hoặc có thỏa thuận khác.

Quyền của người lao động gồm những gì?

Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền của người lao động như sau:

+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Đình công;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Lễ hội hoa đăng Chùa Pháp Hoa dịp Đại lễ Phật Đản 2025 tổ chức lúc mấy giờ ngày 9/5? Người lao động khi tham gia lễ hội có trách nhiệm thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Chương trình lễ Phật đản 2025: Lễ Mộc Dục có thời gian và địa điểm thực hiện tại đâu theo Kế hoạch 038? Trách nhiệm của người lao động khi tham gia Lễ Phật đản 2025 là gì?
Lao Động Tiền Lương
Địa điểm mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 tại chùa nào ở thành phố Hồ Chí Minh theo Kế hoạch 038? Quyền lợi của người lao động tham gia lễ hội là gì?
Lao Động Tiền Lương
Cụ thể lịch Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 vào thời gian nào? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Lao Động Tiền Lương
Cách tính Phật lịch dễ nhất? Phật lịch năm 2025 là bao nhiêu? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Lao Động Tiền Lương
Lễ Phật đản 2025 bắt đầu từ ngày nào, kết thúc ngày nào? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Lao Động Tiền Lương
Lễ Phật đản 2025 là ngày nào dương lịch? Trách nhiệm của người lao động khi tham gia Lễ Phật đản 2025 là gì?
Lao Động Tiền Lương
Âm lịch Lễ Phật đản 2025 là ngày bao nhiêu? Quyền lợi của người lao động tham gia lễ hội là gì?
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được về sớm để đi lễ không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Phật Đản
32 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào