Công văn 1965 năm 2025 có cần biên bản họp liên tịch trong hồ sơ đề nghị hưởng chính sách Nghị định 178 của CBCCVC ngành Kiểm sát nhân dân không?
- Công văn 1965 năm 2025 có cần biên bản họp liên tịch trong hồ sơ đề nghị hưởng chính sách Nghị định 178 của CBCCVC ngành Kiểm sát nhân dân không?
- Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178 là gì?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội được quy định như thế nào theo Nghị định 178?
Công văn 1965 năm 2025 có cần biên bản họp liên tịch trong hồ sơ đề nghị hưởng chính sách Nghị định 178 của CBCCVC ngành Kiểm sát nhân dân không?
Theo mục 3 Công văn 1965/VKSTC-V15 năm 2025 quy định về thành phần hồ sơ đề nghị hưởng chính sách Nghị định 178 ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
III. Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách, chế độ
1. Về thành phần hồ sơ: Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt thực hiện chính sách, chế độ về VKSND tối cao, thành phần hồ sơ gồm:
(1) Tờ trình đề nghị phê duyệt thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178, Nghị định 67 đối với công chức, viên chức, người lao động của VKSND địa phương, đơn vị.
(2) Biên bản họp liên tịch gồm: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, Đại diện Đảng ủy/Chi ủy, Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị và Đại diện Phòng/Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ.
(3) Danh sách và kinh phí chi trả chính sách, chế độ; biểu mẫu có liên quan đến việc tính toán, chi trả trợ cấp đối với công chức, viên chức, người lao động (Biểu số 1, Phụ lục 1).
(4) Hồ sơ của từng trường hợp đề nghị thực hiện chính sách, chế độ gồm:
...
Như vậy, theo quy định trên trong hồ sơ đề nghị hưởng chính sách Nghị định 178 của CBCCVC ngành Kiểm sát nhân dân phải có biên bản họp liên tịch.
Biên bản họp liên tịch gồm: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, Đại diện Đảng ủy/Chi ủy, Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị và Đại diện Phòng/Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ.
Công văn 1965 năm 2025 có cần biên bản họp liên tịch trong hồ sơ đề nghị hưởng chính sách Nghị định 178 của CBCCVC ngành Kiểm sát nhân dân không?
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178 là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ bao gồm:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội được quy định như thế nào theo Nghị định 178?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được hưởng các chính sách sau:
- Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (đã được sửa đổi tại Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ).
- Được hưởng tiền thưởng theo thành tích xuất sắc do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định từ quỹ tiền thưởng quy định tại Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; trong đó dành tối đa 50% quỹ tiền thưởng để khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc và có thành tích công tác đột xuất; quỹ tiền thưởng còn lại của năm dành cho khen thưởng theo định kỳ hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc.
- Được cấp có thẩm quyền quan tâm, ưu tiên quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích, hiệu quả và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
- Được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định khác của Chính phủ.











- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?
- Nghỉ hưu trước tuổi từ 01/7/2025, hưởng trợ cấp 10 tháng tiền lương hiện hưởng khi có bao nhiêu năm công tác theo Công văn 1814?
- Thay đổi tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức theo từng đặc điểm, từng địa phương theo Công văn 1814 có đúng không?
- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?