Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng trong trường hợp nào?
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng 2024 quy định:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
1. Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng; chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
b) Có quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc thuộc trường hợp đương nhiên miễn nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật này;
c) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích;
d) Bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng chấp thuận bằng văn bản và Văn phòng công chứng phải còn ít nhất 02 thành viên hợp danh tại thời điểm thành viên hợp danh được rút vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp.
Thành viên hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho các thành viên hợp danh khác và Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đăng ký hoạt động về yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của Văn phòng công chứng trong năm tài chính đó đã được thông qua.
Văn phòng công chứng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp việc công chứng viên hoàn thành rút vốn hoặc hoàn thành chuyển nhượng phần vốn góp. Tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt tại thời điểm được Sở Tư pháp ghi nhận vào giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Trường hợp người rút vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp là Trưởng Văn phòng công chứng thì tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên chấm dứt kể từ thời điểm được Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
...
Theo đó công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng trong các trường hợp:
- Tự nguyện rút vốn khỏi Văn phòng công chứng hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một hoặc một số thành viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng; chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 30 Luật Công chứng 2024;
- Có quyết định miễn nhiệm công chứng viên hoặc thuộc trường hợp đương nhiên miễn nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng 2024;
- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích;
- Bị khai trừ khỏi Văn phòng công chứng.
Công chứng viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh công chứng viên vẫn phải chịu liên đới khoản nợ của Văn phòng công chứng phát sinh trong thời gian nào?
Theo khoản 6 Điều 27 Luật Công chứng 2024 quy định trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng 2024, công chứng viên đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng phát sinh trong thời gian là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng đó.
Hết thời hạn này, công chứng viên mới được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới, hợp danh vào Văn phòng công chứng khác hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Chức năng xã hội của công chứng viên là gì?
Theo Điều 2 Luật Công chứng 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng giao dịch theo quy định của Luật này.
..
Theo đó công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng 2024, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Theo Điều 4 Luật Công chứng 2024 quy định thì chức năng xã hội của công chứng viên bao gồm:
- Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch;
- Phòng ngừa tranh chấp;
- Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.











- Công văn 1814 về nghỉ hưu trước tuổi hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 quy định toàn bộ đối tượng áp dụng là ai?
- Ngừng áp dụng lương cơ sở 2,34 triệu đồng sau 2026 thì sẽ tăng lương cơ sở hay bỏ lương cơ sở theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Bộ Nội vụ: Giảm 20% biên chế không gồm giáo viên trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Công văn 2034 đúng không?
- Bộ Nội vụ thống nhất Viên chức ngành nào không bị tinh giản biên chế dù có cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập theo Công văn 2034?