Cơ quan nào giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau?
Cơ quan nào giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau
1. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 47 của Luật này cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan nào giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Trợ cấp ốm đau
1. Mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính theo tháng và tính trên căn cứ sau đây:
a) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau;
b) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tháng tham gia trở lại nếu phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên tham gia hoặc tháng tham gia trở lại.
2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 và Điều 44 của Luật này bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật này được tính như sau:
a) Bằng 65% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật này bằng 100% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.
Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày đến dưới một ngày được tính là một ngày.
6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về ngày làm việc; quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ ốm đau.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định tại Chương V, Chương VI của Luật này và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng sau đây:
a) Người đang hưởng lương hưu;
b) Người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
c) Người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
d) Nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
đ) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
3. Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 120 của Luật này.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Mục 2 Chương này.
Theo đó, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025











- Hướng dẫn 01: Quyết định tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC phải đồng thời thực hiện nội dung gì?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC thay thế lương cơ sở 2,34 triệu sau 2026 được xây dựng như thế nào theo đề xuất?
- Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa 30 4 tại TP.HCM? Người lao động tại TP.HCM được nghỉ bao nhiêu ngày dịp lễ này?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 1 5 của Nhà nước khác gì so với với tư nhân? Đi làm vào ngày nghỉ lễ thì được trả lương như thế nào?
- Sau sáp nhập tỉnh: Có thay đổi số lượng cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý cấp tỉnh hay không?