Bộ Chính trị thống nhất thông qua danh sách 34 Chủ tịch tỉnh sau sáp nhập tỉnh 2025 theo phương án như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
- Bộ Chính trị thống nhất thông qua danh sách 34 Chủ tịch tỉnh sau sáp nhập tỉnh 2025 theo phương án như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện không?
- Ai có thẩm quyền quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Bộ Chính trị thống nhất thông qua danh sách 34 Chủ tịch tỉnh sau sáp nhập tỉnh 2025 theo phương án như thế nào?
Căn cứ quy định hiện hành và chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; để bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong công tác nhân sự ở các địa phương; sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Tờ trình 259-TTr/BTCTW ngày 12/4/2025), Bộ Chính trị kết luận về hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Căn cứ theo quy định tiểu mục 3.1 Mục 3 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 quy định như sau:
3. Nội dung xây dựng phương án nhân sự và các bước tiến hành
3.1. Đối với phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập (bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là uỷ viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành uỷ):
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể, báo cáo xin ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền; bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.
...
Như vậy, đối với phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi sáp nhập, hợp nhất, Bộ Chính trị thống nhất thông qua danh sách 34 Chủ tịch tỉnh sau sáp nhập tỉnh 2025 theo phương án được Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể, báo cáo xin ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền; bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.
Bộ Chính trị thống nhất thông qua danh sách 34 Chủ tịch tỉnh sau sáp nhập tỉnh 2025 theo phương án như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
k) Chỉ đạo việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương;
l) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;
m) Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
n) Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
o) Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ;
p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân huyện.
Ai có thẩm quyền quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được điều động hoặc bị cách chức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ kể từ khi quyết định điều động, cách chức có hiệu lực.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.











- Sửa Nghị định 178: Chính thức mức hưởng lương hưu của CBCCVC và LLVT khi nghỉ hưu trước tuổi từ 45% đến 75%, cụ thể ra sao?
- Chính thức ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động nào theo Công văn 1767?
- Chốt thay đổi tiêu chí xét hưởng nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để áp dụng cho cán bộ công chức theo từng đặc điểm, từng địa phương tại Công văn 1814 có đúng không?
- Quyết định 918: Ban hành hệ thống danh mục vị trí việc làm từ Trung ương đến cấp xã trong hệ thống chính trị khi nào?
- Danh sách bí thư 34 tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh thành 2025 đầy đủ được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, xây dựng xin ý kiến những ai? Tiêu chuẩn của Bí thư tỉnh ủy được quy định như thế nào?