Danh sách 34 Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 được hoàn thiện kịp thời, để điều hành hoạt động liên tục của các địa phương đúng không?
- Danh sách 34 Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 được hoàn thiện kịp thời, để điều hành hoạt động liên tục của các địa phương đúng không?
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân từ chức trong trường hợp nào?
Danh sách 34 Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 được hoàn thiện kịp thời, để điều hành hoạt động liên tục của các địa phương đúng không?
Căn cứ quy định hiện hành và chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; để bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong công tác nhân sự ở các địa phương; sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Tờ trình 259-TTr/BTCTW năm 2025), Bộ Chính trị kết luận về hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Theo khoản 3.1 Mục 3 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 quy định về nội dung xây dựng phương án nhân sự và các bước tiến hành, trong đó:
Đối với phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập (bí thư, phó bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là uỷ viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành uỷ):
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể, báo cáo xin ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền; bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.
Như vậy danh sách Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 của các địa phương được Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.
Mới: Chính thức dừng áp dụng chính sách đối với 04 nhóm đối tượng cán bộ công chức cấp xã
Quyết định 918: Ban hành hệ thống danh mục vị trí việc làm từ Trung ương đến cấp xã
Thống nhất từ ngày 01/7/2025 cán bộ công chức viên chức các cấp được nghỉ hưu trước tuổi
Chi tiết lộ trình, kế hoạch sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức viên chức: TẢI VỀ.
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Danh sách 34 Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 được hoàn thiện kịp thời, để điều hành hoạt động liên tục của các địa phương đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng nhân dân, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, các quy định về kỳ họp Hội đồng nhân dân; ký chứng thực nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Lãnh đạo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân;
- Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và Nhân dân;
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong các trường hợp theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân từ chức trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
1. Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức. Người xin từ chức phải làm đơn xin từ chức và gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức. Chủ tịch Hội đồng nhân dân xin từ chức phải làm đơn xin từ chức và gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Hội đồng nhân dân đã bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.











- Sửa Nghị định 178: Chính thức mức hưởng lương hưu của CBCCVC và LLVT khi nghỉ hưu trước tuổi từ 45% đến 75%, cụ thể ra sao?
- Chính thức ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động nào theo Công văn 1767?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Chốt cán bộ công chức cấp xã còn dưới 10 năm công tác được xem xét đánh giá và giải quyết ưu tiên hơn các trường hợp nào tại Hướng dẫn 01?
- Thống nhất từ ngày 01/7/2025 cán bộ công chức viên chức các cấp được nghỉ hưu trước tuổi thì hưởng trợ cấp theo số năm công tác có đóng BHXH thế nào theo Công văn 1814?
- Chốt thay đổi tiêu chí xét hưởng nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để áp dụng cho cán bộ công chức theo từng đặc điểm, từng địa phương tại Công văn 1814 có đúng không?