Sáp nhập tỉnh 2025: Toàn bộ các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày nào? Biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh ra sao?
- Sáp nhập tỉnh 2025: Toàn bộ các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày nào?
- Sau sáp nhập tỉnh biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh ra sao?
- Nguyên tắc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, cán bộ công chức viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy thế nào?
Sáp nhập tỉnh 2025: Toàn bộ các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày nào?
Theo khoản 1 Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 quy định nội dung nhiệm vụ của Đảng ủy Chính phủ về lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội như sau:
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 15/4/2025
Ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 20/4/2025
Chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Chính phủ hướng dẫn các địa phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các nội dung cụ thể sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2025
+ Ban hành Nghị quyết về xử lý các vấn đề liên quan đến sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (nếu thấy cần thiết).
+ Ban hành các nghị quyết về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
+ Xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025
+ Lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội thông qua các luật, nghị quyết liên quan việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025), tổ chức toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân 03 cấp, như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Cán bộ, công chức, Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng không nhân dân, Luật Công an nhân dân, Luật Thanh tra, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật đấu thầu, Luật Quy hoạch, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các luật chuyên ngành…
Như vậy các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025
Danh sách đầy đủ 34 Chủ tịch tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 của các địa phương
Dự kiến tăng mức lương cơ sở năm 2026 cho đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Xem thêm:
>> Có lịch Duyệt binh 2 9 2025 chưa?
Chi tiết lộ trình, kế hoạch sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức viên chức: TẢI VỀ.
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Sáp nhập tỉnh 2025: Toàn bộ các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày nào? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập tỉnh biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh ra sao?
Theo khoản 1.1.2 Mục 5 Đề án kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định sau sáp nhập tỉnh biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh như sau:
Số lượng cán bộ công chức viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.
Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đi vào hoạt động, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho các địa phương.
Nguyên tắc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, cán bộ công chức viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy thế nào?
Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Theo đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức cấp xã, huyện trên cơ sở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể công chức viên chức công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ công chức.











- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?
- Nghỉ hưu trước tuổi từ 01/7/2025, hưởng trợ cấp 10 tháng tiền lương hiện hưởng khi có bao nhiêu năm công tác theo Công văn 1814?
- Thay đổi tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức theo từng đặc điểm, từng địa phương theo Công văn 1814 có đúng không?
- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?