Chốt hoán đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của cán bộ công chức, viên chức và người lao động của tại cơ quan hành chính cụ thể như thế nào?
Ý nghĩa lịch nghĩ lễ 30 4 và 1 5 trong lịch sử và đời sống xã hội Việt Nam?
Ngày 30 4 và ngày 1 5 hàng năm là hai dấu mốc quan trọng, mang đậm ý nghĩa lịch sử và nhân văn đối với đất nước Việt Nam. Đây không chỉ là dịp lễ nghỉ chính thức mà còn là thời điểm để người dân cả nước nhìn lại những chặng đường đầy gian khổ nhưng oai hùng của dân tộc.
Ngày 30 4 – Biểu tượng của độc lập và đoàn kết dân tộc
Ngày 30/4/1975 ghi dấu chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự kiện này không chỉ chấm dứt chiến tranh, giải phóng hoàn toàn miền Nam mà còn mở ra một kỷ nguyên mới: đất nước thống nhất, hòa bình, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới trong độc lập, tự do. Đây là ngày để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc, đồng thời là dịp để thế hệ sau tự hào và ý thức hơn về trách nhiệm với quê hương.
Ngày 1 5 – Tôn vinh người lao động và khẳng định giá trị lao động
Ngày Quốc tế Lao động 1 5 là ngày tôn vinh tầng lớp công nhân, người lao động – lực lượng quan trọng đóng góp cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, ngày này là dịp để ghi nhận vai trò to lớn của những người lao động trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước, đồng thời nhấn mạnh quyền được làm việc trong môi trường công bằng, an toàn và có phúc lợi xứng đáng.
Hai ngày lễ này không chỉ là dịp nghỉ ngơi, mà còn là cơ hội để mỗi người dân thêm yêu nước, quý trọng giá trị lao động và ghi nhớ công lao của cha ông đã vì dân tộc mà chiến đấu không mệt mỏi.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
>>>>>>>> Hướng dẫn cách tránh đường cấm Quận 1 và Quận 3
>> Chốt lịch diễu binh 2025, ngày, giờ, địa điểm cụ thể như thế nào?
>> Chốt lịch cấm đường mới nhất tại TPHCM để kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam?
>> Xem diễu binh 30 4 nên đi bằng phương tiện gì?
>> Thống nhất nghỉ lễ 30 4 sẽ diễu binh vào khung giờ nào?
>> Ngày 30 4 có những tên gọi gì?
>> Ngày 30 4 2025 là ngày bao nhiêu âm?
>> Sáp nhập tỉnh: Thống nhất sẽ chưa thực hiện các chính sách dành cho cán bộ công chức
>> Xem Lễ diễu binh 30 4 trên màn hình led tại những tuyến đường nào?
>> Thống nhất thời gian lịch cấm đường mới nhất
Chốt hoán đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của cán bộ công chức, viên chức và người lao động của tại cơ quan hành chính cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Chốt hoán đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của cán bộ công chức, viên chức và người lao động của tại cơ quan hành chính cụ thể như thế nào?
Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025 gửi Bộ LĐ-TB&XH.
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 quy định thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
- Cán bộ công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
- Công chức, viên chức được nghỉ dịp lễ Quốc khánh năm 2025 từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 02/9/2025 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh và 02 ngày nghỉ hằng tuần.
- Công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 02/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025. Như vậy, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 công chức, viên chức được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025).
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 lưu ý thực hiện: bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.
Như vậy, lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính được thống nhất là nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (và sẽ làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025).
Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.











- Công văn 1814 về nghỉ hưu trước tuổi hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 quy định toàn bộ đối tượng áp dụng là ai?
- Ngừng áp dụng lương cơ sở 2,34 triệu đồng sau 2026 thì sẽ tăng lương cơ sở hay bỏ lương cơ sở theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Bộ Nội vụ thống nhất Viên chức ngành nào không bị tinh giản biên chế dù có cơ cấu lại đơn vị sự nghiệp công lập theo Công văn 2034?
- Nghị định 66 hỗ trợ tiền cho học sinh, trẻ em mới nhất đang áp dụng cho những đối tượng cụ thể nào? Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không?