Hoán đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 để CBCCVC được nghỉ 05 ngày liên tục thì CBCCVC có phải đi làm bù hay không?
Hoán đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 để CBCCVC được nghỉ 05 ngày liên tục thì CBCCVC có phải đi làm bù hay không?
Theo lịch Vạn niên 2025, ngày lễ 30 4 và 1 5 2025 sẽ rơi vào 02 ngày trong tuần là ngày thứ Tư và ngày thứ Năm.
Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025 gửi Bộ LĐ-TB&XH.
Căn cứ theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 quy định thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
...
3. Công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 02/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025. Như vậy, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 công chức, viên chức được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025).
4. Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 lưu ý thực hiện: bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.
...
6. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
...
Theo đó, vào dịp lễ 30 4 và 1 5 2025 cán bộ, công chức và viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 02/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025. Như vậy, dịp lễ ngày 30 4 và 1 5 2025 cán bộ, công chức và viên chức được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến Chủ nhật ngày 04/5/2025 và sẽ phải đi làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025.
Hoán đổi lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 để CBCCVC được nghỉ 05 ngày liên tục thì CBCCVC có phải đi làm bù hay không? (Hình từ Internet)
Lương làm việc vào ngày lễ được tính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động đi làm vào dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:
- Người lao động làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương/1 ngày lễ, bao gồm:
+ 100% lương của ngày làm việc bình thường
+ 300% tiền lương ngày lễ
- Người lao động làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương/1 ngày lễ , trong đó bao gồm:
+ 100% lương của ngày làm việc bình thường
+ 300% tiền lương ngày lễ
+ 30% lương làm việc vào ban đêm
+ 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm.
Người lao động có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động bao gồm:
- Người lao động có các quyền sau đây:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.











- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Công văn 03: Chế độ phụ cấp lương hiện hưởng của CBCCVC, NLĐ hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới như thế nào?
- Chính thức: Chốt thời hạn và thời gian giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản cấp cho đối tượng nào?
- Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?