Cách tính phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất như thế nào?

Quy định mới về cách tính phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức hiện nay như thế nào?

Cách tính phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất như thế nào?

Về cách tính mức phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất, căn cứ theo Điều 6 Thông tư 40/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2025/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 04/05/2025).

Trước tiên, cần xác định rõ phụ cấp lưu trú ở đây là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả.

Thời gian để làm căn cứ xác định phụ cấp lưu trú được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).

Lưu ý rằng, phụ cấp này cũng áp dụng đối với CBCCVC đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Về mức hưởng phụ cấp lưu trú thì được phân làm 02 giai đoạn, cụ thể như sau:

*Mức hưởng phụ cấp lưu trú trước ngày 04/05/2025 (Vẫn đang áp dụng tính đến hiện tại)

Căn cứ theo Điều Thông tư 40/2017/TT-BTC có quy định mức hưởng phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày.

Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác.

Đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú đó là 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo.

*Mức hưởng phụ cấp lưu trú kể từ ngày 04/05/2025

Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2025/TT-BTC có quy định mức phụ cấp lưu trú để chi trả cho người đi công tác 300.000 đồng/ngày.

Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), thủ trưởng cơ quan, đơn vị, quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Số giờ thực tế đi công tác trong ngày (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú đó là 400.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo.

Lưu ý: Cách tính này cũng áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo.

Cách tính phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất như thế nào?

Cách tính phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện để CBCCVC được thanh toán phụ cấp lưu trú khi đi công tác là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC có quy định thì:

Quy định chung về công tác phí
1. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
...

Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định:

Quy định chung về công tác phí
...
3. Điều kiện để được thanh toán công tác phí bao gồm:
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
b) Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;
c) Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này.
...

Như vậy, cán bộ công chức viên chức khi đi công tác muốn được thanh toán phụ cấp lưu trú cần phải đáp ứng 03 điều kiện sau đây:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

- Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;

- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC.

Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC thì không được hưởng phụ cấp lưu trú, cụ thể:

- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;

- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với người đi học;

- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Chứng từ thanh toán phụ cấp lưu trú của cán bộ công chức viên chức gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 40/2017/TT-BTC có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2025/TT-BTC có quy định về chứng từ thanh toán công tác phí như sau:

Chứng từ thanh toán công tác phí
1. Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
2. Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.
3. Hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện.
4. Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán (áp dụng khi thanh toán khoán chi phí đi lại).
5. Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).
6. Riêng hồ sơ thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này gồm: Chứng từ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, chứng từ thanh toán phụ cấp lưu trú cho CBCCVC bao gồm:

- Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).

- Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

- Hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật (áp dụng khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo hóa đơn thực tế).

Phụ cấp lưu trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thông tư 12: Mức phụ cấp lưu trú mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thủ tục thanh toán phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay thay đổi thế nào so với quy định trước đây?
Lao động tiền lương
Tăng mức phụ cấp lưu trú lên 400000 đồng cho CBCCVC và người lao động đi công tác, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Cách tính phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất như thế nào?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức và người lao động trong các cơ quan công đoàn thế nào?
Lao động tiền lương
Chứng từ dùng để thanh toán phụ cấp lưu trú cho công chức bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Phụ cấp lưu trú là gì? Căn cứ để tính phụ cấp lưu trú cho công chức dựa vào khoản thời gian nào?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp lưu trú theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác theo quy định hiện nay?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phụ cấp lưu trú
87 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp lưu trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp lưu trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào