Thủ tục thanh toán phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Thủ tục thanh toán phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
*Điều kiện để được thanh toán phụ cấp
Để được hưởng công tác phí trong đó có phụ cấp lưu trú, cán bộ, công chức, viên chức đi công tác phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định sau đây:
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
- Được cử đi hoặc được mời tham gia đoàn công tác.
- Có đầy đủ chứng từ, hoá đơn để thanh toán.
Cần lưu ý, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được thanh toán phụ cấp lưu trú:
- Điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế trong thời gian đi công tác.
- Khi đi học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng các chế độ của người đi học.
- Trong thời gian đi công tác thì có những ngày đi làm việc riêng thì những ngày này sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp lưu trú.
- Những ngày được giao thực hiện nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc tại cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
*Chứng từ cần có để được thanh toán phụ cấp
Chứng từ, hoá đơn cần có để thanh toán phụ cấp lưu trú nói riêng và tiền công tác phí nói chung được nêu tại theo Điều 10 Thông tư 40/2017/TT-BTC có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2025/TT-BTC gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy đi đường có đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức đến công tác hoặc của khách sạn, nhà khách nơi các đối tượng đi công tác lưu trú trong thời gian đi công tác.
- Văn bản/kế hoạch công tác đã được phê duyệt; công văn, giấy tờ, văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.
Thủ tục thanh toán phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay thay đổi thế nào so với quy định trước đây?
Theo quy định, người đi công tác khi đảm bảo đáp ứng điều kiện thì được hưởng phụ cấp lưu trú.
Mức phụ cấp lưu trú được áp dụng từ ngày 01/01/2005 đến nay như sau:
Thời gian | Mức phụ cấp lưu trú | Căn cứ pháp lý |
04/05/2025 | 300.000 đồng/ngày | khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2025/TT-BTC |
01/07/2017 | 200.000 đồng/ngày | Khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2017/TT-BTC |
20/08/2010 | Không quá 150.000 đồng/ngày | Khoản 3 Điều 2 Thông tư 97/2010/TT-BTC |
27/04/2007 | Không quá 70.000 đồng/ngày | Khoản 9 Mục I Thông tư 23/2007/TT-BTC |
01/01/2005 | Từ 20.000 - 50.000 đồng/ngày/người | Khoản 5.2 Mục I Thông tư 118/2004/TT-BTC |
15/07/1998 | Không quy định |
Theo đó, có thể thấy rằng mức phụ cấp đã qua 5 lần thay đổi, và tính đến hiện tại mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác đang là 200.000 đồng/ngày.
Chính thức kể từ ngày 04/05/2025, mức phụ cấp lưu trú sẽ tăng thêm 100.000 đồng cho người đi công tác, cụ thể mức phụ cấp sẽ là 300.000 đồng/ngày.
Cách tính phụ cấp lưu trú cho CBCCVC mới nhất thế nào?
Về cách tính mức phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất, căn cứ theo Điều 6 Thông tư 40/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2025/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 04/05/2025).
Trước tiên, cần xác định rõ phụ cấp lưu trú ở đây là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả.
Thời gian để làm căn cứ xác định phụ cấp lưu trú được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
Lưu ý rằng, phụ cấp này cũng áp dụng đối với CBCCVC đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Về mức hưởng phụ cấp lưu trú thì được phân làm 02 giai đoạn, cụ thể như sau:
*Mức hưởng phụ cấp lưu trú trước ngày 04/05/2025 (Vẫn đang áp dụng tính đến hiện tại)
Căn cứ theo Điều Thông tư 40/2017/TT-BTC có quy định mức hưởng phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác: 200.000 đồng/ngày.
Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác.
Đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú đó là 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo.
*Mức hưởng phụ cấp lưu trú kể từ ngày 04/05/2025
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2025/TT-BTC có quy định mức phụ cấp lưu trú để chi trả cho người đi công tác 300.000 đồng/ngày.
Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), thủ trưởng cơ quan, đơn vị, quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Số giờ thực tế đi công tác trong ngày (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú đó là 400.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo.
Lưu ý: Cách tính này cũng áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo.











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?