Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?

Khái niệm Songkran được định nghĩ là lễ hội gì? Tổ chức Lễ hội Songkran 2025 ở đâu? Các ngày lễ lớn của Việt Nam có lễ hội Songkran không? Vào ngày này người lao động có được nghỉ không?

Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu?

(1) Songkran là lễ hội gì?

Songkran là tên gọi của Tết cổ truyền Thái Lan – được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hằng năm, đánh dấu thời khắc năm mới theo Phật lịch. Từ “Songkran” có nguồn gốc từ tiếng Phạn (Sanskrit), có nghĩa là “sự chuyển dịch”, tượng trưng cho thời điểm mặt trời chuyển sang cung hoàng đạo mới – khởi đầu của một chu kỳ thời gian.

Lễ hội Songkran có ba phần chính:

Ngày Wan Sungkharn Long: Dọn dẹp nhà cửa, vứt bỏ những điều cũ kỹ, không may mắn của năm cũ.

Ngày Wan Nao: Chuẩn bị lễ vật, món ăn, trái cây để dâng chùa.

Ngày Wan Payawan: Ngày đầu tiên của năm mới theo Phật lịch, diễn ra các nghi lễ tâm linh như: lên chùa tắm Phật, cúng dường, chúc thọ cha mẹ và ông bà, rưới nước thơm lên tay người lớn để cầu chúc sức khỏe.

Điểm nổi bật nhất của lễ hội chính là hoạt động lễ hội té nước – mang ý nghĩa rửa sạch mọi buồn phiền, xui rủi của năm cũ và mang đến sự tươi mới, mát mẻ cho năm mới. Chính vì thế, những màn té nước đường phố rộn ràng, đầy sắc màu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của Songkran.

(2) Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu?

Songkran (Tết cổ truyền Thái Lan) được tổ chức trên toàn quốc Thái Lan, nhưng nổi bật nhất vẫn là tại các thành phố lớn, nơi tập trung đông người dân và du khách quốc tế. Dưới đây là những địa điểm tổ chức lễ hội Songkran sôi động và nổi tiếng nhất:

1. Bangkok

Thủ đô Bangkok là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ trong mùa lễ hội. Khu vực Khao San Road, Silom, quảng trường Rattanakosin là những nơi tổ chức lễ hội té nước rầm rộ nhất. Tại đây, không khí lễ hội bùng nổ với hàng ngàn người tham gia "cuộc chiến nước" vui nhộn, âm nhạc sôi động và các hoạt động đường phố hấp dẫn.

2. Chiang Mai

Được mệnh danh là “cái nôi của lễ hội Songkran”, Chiang Mai tổ chức lễ hội lớn kéo dài đến 6-7 ngày, với các nghi thức truyền thống đậm chất văn hóa Bắc Thái. Lễ rước tượng Phật, xây chùa cát, và các hoạt động cộng đồng ở khu vực Old City mang lại trải nghiệm vừa linh thiêng vừa náo nhiệt.

3. Pattaya

Tại thành phố biển Pattaya, lễ hội Songkran thường kéo dài đến tận ngày 19/4 với sự kiện Wan Lai – lễ hội té nước bên bờ biển cực kỳ sôi động. Ngoài các hoạt động té nước, còn có các cuộc thi sắc đẹp, xây chùa cát và âm nhạc kéo dài thâu đêm.

4. Phuket

Phuket là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu Thái Lan, và lễ hội Songkran tại đây cũng không kém phần sôi động. Khu vực Bangla Road (bãi biển Patong) trở thành “đấu trường nước” với những màn té nước tưng bừng từ sáng đến tối.

Thông tin trên mang tính chất tham khảo.

Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?

Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không? (Hình từ Internet)

Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn gồm:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, hiện nay chỉ có 8 ngày lễ lớn như sau:

1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)

8. Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Lễ hội Songkran không phải là một ngày lễ lớn của Việt Nam.

Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, những ngày thuộc Lễ hội Songkran không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ làm vào những ngày thuộc Lễ hội Songkran trong một số trường hợp sau:

- Những ngày thuộc Lễ hội Songkran là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.

- Những ngày thuộc Lễ hội Songkran thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

- Những ngày thuộc Lễ hội Songkran thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.

- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình.

Lễ hội Songkran
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ hội Songkran
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào