Thành ngữ, ca dao tục ngữ nói về quan hệ thầy trò hay nhất? Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tình thầy trò?
Thành ngữ, ca dao tục ngữ nói về quan hệ thầy trò hay nhất? Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tình thầy trò?
Tham khảo thành ngữ, ca dao tục ngữ nói về quan hệ thầy trò hay nhất dưới đây:
1. Thành ngữ, tục ngữ về thầy trò
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
- Tôn sư trọng đạo.
- Học thầy không tày học bạn.
- Thầy giỏi trò nên.
- Trọng thầy mới được làm thầy.
- Dưới sông có cá, trên bờ có trăng, không thầy đố mày làm nên.
- Ơn thầy soi lối mở đường, cho con vững bước dặm trường tương lai.
- Học trò nề nếp, thầy giáo tận tâm.
- Có học mới biết kính thầy.
- Học một biết mười.
- Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Học thầy không tày học bạn.
- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Trọng thầy mới được làm thầy.
- Người không học như ngọc không mài.
2. Ca dao về thầy cô, học tập
"Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy,
Gắng công mà học có ngày thành danh."
"Bẻ lau làm viết chép văn,
Âu Dương có mẹ dạy răn học hành."
"Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,
Ơn cha, nghĩa trọng, công thầy phải ghi."
"Dốt kia thì phải cậy thầy,
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên."
"Mười năm rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy."
"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao."
"Bắt cá phải biết nghiêng nơm,
Làm người phải biết ơn thầy dạy ta."
"Muốn lên rừng núi sông sâu,
Không thầy dạy dỗ biết đâu mà lần."
" Dốt kia thì phải cậy thầy,
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên."
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Có danh, có vọng nhớ thầy khi xưa."
"Con hơn cha là nhà có phúc,
Trò hơn thầy là đất nước yên vui."
"Lời thầy cô dạy bảo,
Như gió thổi qua tai.
Người chăm thì lĩnh hội,
Kẻ lười chẳng nhớ ai."
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo
Thành ngữ, ca dao tục ngữ nói về quan hệ thầy trò hay nhất? (hình từ internet)
Chương trình môn ngữ văn lớp 6 và lớp 7 được học những bài ca dao tục ngữ tiêu biểu nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, những bài thơ ca dao tục ngữ tiêu biểu mà học sinh lớp 6 và lớp 7 được học tại chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, cụ thể:
- Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình
- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Dặn con (Trần Nhuận Minh)
- Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)
- Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Mây và sóng (R. Tagore)
- Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
- Quê hương (Tế Hanh)
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)
- Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều)
- Tục ngữ Việt Nam
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- ...
Trình độ chuẩn được đào tạo của của giáo viên được quy định thế nào?
Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
+ Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe gắn máy được phân loại như thế nào? Xe gắn máy có vận tốc thiết kế bao nhiêu? Xe gắn máy được chở tối đa bao nhiêu người?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 5 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 5 4 2025?
- Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
- Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì? Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không?
- Con số may mắn hôm nay 5 4 2025? 1 con số may mắn hôm nay 5 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?