Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì? Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không?
Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
33. Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
34. Học viện Chính sách và Phát triển.
35. Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 31 đến khoản 34 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức quy định tại khoản 35 Điều này là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng; Vụ Ngân sách nhà nước có 04 phòng; Vụ Đầu tư có 04 phòng; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành có 04 phòng; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng; Vụ Các định chế tài chính có 04 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 06 phòng; Vụ Pháp chế có 04 phòng.
Cục Thuế tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thuế (12 đơn vị); 20 Chi cục Thuế khu vực; 350 Đội thuế liên huyện.
Cục Hải quan tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Hải quan (12 đơn vị); 20 Chi cục Hải quan khu vực; 165 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.
Cục Dự trữ Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Cục Dự trữ Nhà nước (07 đơn vị); 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 171 điểm kho).
Cục Thống kê tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thống kê (14 đơn vị); 63 Chi cục Thống kê; 480 Đội Thống kê liên huyện.
Kho bạc Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Kho bạc Nhà nước (10 đơn vị); 20 Kho bạc Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 350 Phòng giao dịch).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.
Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.
...
Như vậy, Con dấu của Kho bạc Nhà nước có hình Quốc huy.
Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì? Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không? (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng của Bộ Tài chính như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư; ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài sản công; hải quan; kế toán; kiểm toán; giá; chứng khoán; bảo hiểm; đấu thầu; doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; khu kinh tế; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thống kê; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Tài chính có chức năng quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong việc quản lý ngân sách nhà nước?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 29/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước như sau:
- Tổng hợp, lập, trình Chính phủ kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương (nếu có); chủ trì xem xét, đề xuất tổng mức kinh phí chi thường xuyên đối với các chương trình mục tiêu quốc gia trong quá trình xây dựng, trình cấp thẩm quyền; cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên hằng năm để thực hiện sau khi Chương trình được phê duyệt;
- Xây dựng, trình Chính phủ phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách nhà nước, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định;
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; thông báo số kiểm tra dự toán thu ngân sách, tổng mức và từng lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách đối với các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; tổng số thu ngân sách trên địa bàn và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách các cấp;
- Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách của các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương;
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
- Chi ứng trước ngân sách trung ương theo thẩm quyền hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
- Thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách trung ương;
- Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phân quyền theo Luật Tổ chức Chính phủ được hiểu như thế nào? Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Kể từ 01/05/2025 không được mang bình nước gắn tem mác hay có bất kỳ ký hiệu, ký tự nào vào phòng thi công chức?
- Mức cao nhất tổng hợp hình phạt Điều 193 và Điều 198 tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng là bao nhiêu năm tù?
- Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự là tội gì? Mức phạt tù cao nhất theo Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự?
- Dự kiến thời gian tổ chức hội nghị toàn quốc về sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã; thời điểm chính quyền cấp xã, cấp tỉnh sau sắp xếp bắt đầu vận hành