Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
- Khi TCTD sử dụng dự phòng cụ thể và tiền thu từ tài sản bảo đảm nhưng không đủ để xử lý rủi ro thì có được sử dụng dự phòng chung không?
- Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
- Khi làm hồ sơ xử lý rủi ro doanh nghiệp có cần quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không?
Khi TCTD sử dụng dự phòng cụ thể và tiền thu từ tài sản bảo đảm nhưng không đủ để xử lý rủi ro thì có được sử dụng dự phòng chung không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
…
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
a) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
b) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
(i) Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
(ii) Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
(iii) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản này.
…
Theo đó, đối với trường hợp TCTD đã sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm nhưng không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì được phép sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó.
Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro
...
5. Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 ngày làm việc gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày làm việc tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá.
6. Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá.
Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, giá trị vốn chủ sở hữu thấp hơn giá trị vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành thì giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:
Mệnh giá chứng khoán, giấy tờ có giá nhân (x) với vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia (:) cho vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành.
…
Theo đó, việc trích lập dự phòng rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính được tính theo mệnh giá của chứng khoán chưa được niêm yết.
Khi làm hồ sơ xử lý rủi ro doanh nghiệp có cần quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không?
Căn cứ theo điểm d khoản 5 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
…
5. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
a) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
đ) Đối với trường hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nêu tại các điểm a, b, c, d khoản này phải có bản gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
…
Theo đó, khi làm hồ sơ xử lý rủi ro doanh nghiệp cần quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân quyền theo Luật Tổ chức Chính phủ được hiểu như thế nào? Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nào?
- Kể từ 01/05/2025 không được mang bình nước gắn tem mác hay có bất kỳ ký hiệu, ký tự nào vào phòng thi công chức?
- Mức cao nhất tổng hợp hình phạt Điều 193 và Điều 198 tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng là bao nhiêu năm tù?
- Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự là tội gì? Mức phạt tù cao nhất theo Điều 193 Điều 198 Bộ luật hình sự?
- Dự kiến thời gian tổ chức hội nghị toàn quốc về sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã; thời điểm chính quyền cấp xã, cấp tỉnh sau sắp xếp bắt đầu vận hành