Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn? Viết bài văn kể về chuyến đi tham quan đền Hùng?

Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn? Viết bài văn kể về chuyến đi tham quan đền Hùng?

Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn? Viết bài văn kể về chuyến đi tham quan đền Hùng?

Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn, viết bài văn kể về chuyến đi tham quan đền Hùng dưới đây:

MẪU 01 - Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.

Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.

Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong", và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi...

Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

MẪU 02 - Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn

Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tôi đã có dịp đến thăm đền Hùng - một khu di tích lịch sử nằm ở tỉnh Phú Thọ.

Từ sáng sớm, tôi đã thức dậy để chuẩn bị. Khoảng năm giờ, tôi cùng bố mẹ bắt xe để đi đến đến Hùng. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Nơi đây vô cùng đông đúc, rất nhiều người về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng. Tôi cùng bố mẹ đến từng địa điểm để dâng hương.

Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân và cùng với đó là các công trình phụ trợ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của đồng bào cả nước về Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.

Đầu tiên, tôi được đến thăm đền Hạ - theo tìm hiểu đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị bao gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi. Tương truyền rằng đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.

Tiếp đến là chùa Thiên Quang, chùa xưa có tên gọi là “Viễn Sơn Cổ Tự” sau đổi thành “Thiên Quang Thiền Tự”. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Rồi đến đền Trung hay còn có tên gọi khác là Hùng Vương Tổ Miếu được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV, đền bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất gồm ba gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giáng cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.

Sau đó, chúng tôi lần lượt đến dâng hương tại đền Thượng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ở mỗi địa điểm, tôi lại được bố mẹ kể cho nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn.

Sau chuyến đi, tôi cảm thấy thêm biết ơn các vua Hùng và càng thêm tự hào về nguồn gốc của dân tộc.

MẪU 03 - Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về lòng biết ơn với các vua Hùng. Vừa qua, tôi đã được đến thăm đền Hùng cùng bố mẹ.

Sáu giờ sáng, bố đã đánh thức tôi dậy. Mọi người cùng ăn sáng, sau đó chờ xe đến đón. Chuyến đi khởi hành vào lúc bảy giờ. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Tôi theo bố mẹ đi thăm quan đền Hùng. Đền Hùng là Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ.

Từ cổng chính đi lên là Đền Hạ, theo truyền thuyết đây là nơi bà Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con tạo thành sức mạnh dân tộc Việt Nam. Lên nữa là Đền Trung nơi các vua Hùng bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng và trên đỉnh núi là Đền Thượng với bốn chữ vàng “Nam Việt Triệu Tổ” (Tổ muôn đời nước Việt Nam). Đây là nơi Vua Hùng thờ Thánh Gióng và làm lễ tế trời đất cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân ấm no. Cạnh Đền Thượng là ngôi Lăng nhỏ thường gọi là mộ Tổ mang ý nghĩa tượng trưng. Từ Lăng đi xuống về hướng Đông, dưới chân núi là Đền Gióng nơi xưa hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con Vua Hùng thứ 18 soi gương nước trang điểm, vì thế giếng còn có tên là Giếng Ngọc. Giếng ấy nay ở trong lòng đền.

Qua mỗi điểm, tôi và bố mẹ lại dừng chân để thắp hương, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính. Cũng có rất nhiều người cũng giống như chúng tôi vậy. Có thể thấy rằng, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã để lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc, tâm linh. Nơi đây cũng gợi nhắc con người hướng tới truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý giá của dân tộc Việt Nam. Tôi càng cảm thấy tự hào về đất nước của mình nhiều hơn.

Chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đền Hùng đã giúp tôi có thêm trải nghiệm quý giá. Tôi cũng thêm trân trọng và biết ơn các vua Hùng và ý thức được trách nhiệm giữ gìn truyền thống biết ơn của dân tộc.

MẪU 04 - Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn

Hè vừa qua, trường chúng tôi đã tổ chức một chuyến đi thăm di tích đền Hùng nhằm mục đích giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước. Chuyến đi không chỉ mang lại những trải nghiệm bổ ích mà còn mở rộng kiến thức mới cho chúng tôi.

Đền Hùng, tọa lạc trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ phụng Vua Hùng và hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội Đền Hùng lớn mạnh diễn ra. Chúng tôi bắt đầu hành trình từ chân núi, đi qua đền Hạ, nơi truyền thuyết kể rằng Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp theo là đền Trung, địa điểm quan trọng cho các cuộc họp và bàn bạc về công việc nước. Đền Thượng, nơi thờ cúng các vị thần, đứng cao nhất. Bên cạnh đó, đền Giếng, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa thường soi gương. Trước mỗi khung cảnh, chúng tôi bước đi chậm rãi, tận hưởng sự cổ kính và thiêng liêng.

Điều đặc biệt khiến chúng tôi ấn tượng nhất là thăm bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ hiện vật, hình ảnh và tư liệu về Vua Hùng. Hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hình ảnh của nhiều dân tộc thời Vua Hùng và những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử dựng nước, giữ nước của tổ tiên. Đặc biệt, hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong" và câu nói ý nghĩa "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" làm cho chúng tôi cảm thấy tự hào và trách nhiệm với đất nước.

Trong suốt thời gian thăm quan, chúng tôi còn được trải nghiệm những lễ hội quan trọng trong hội Đền Hùng như lễ rước kiệu vua với nhiều cờ, hoa và trang phục truyền thống. Lễ dâng hương tại đền Hùng là cơ hội để lãnh đạo nhà nước và người dân thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ vua Hùng. Chúng tôi cũng tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi.

Mặc dù chỉ là một buổi thăm, chuyến đi đã để lại cho chúng tôi nhiều bài học sâu sắc, giúp hiểu rõ hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đền Hùng không chỉ là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nên biết đến, đó chính là nguồn cảm hứng và cảm nhận về cội nguồn văn hóa của chúng ta.

MẪU 05 - Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn

Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đã trở thành một giá trị đẹp và cao quý, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, hàng triệu con người Việt Nam quay về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, những nhà lãnh đạo đã có công dựng nước và giữ nước.

May mắn cho tôi, trong dịp lễ hội đền Hùng năm trước, tôi đã có cơ hội tham gia chuyến du lịch thăm quan được tổ chức bởi nhà trường để trải nghiệm đất tổ.

Trước ngày đi, tôi đã trải qua một đêm thức trắng đầy hồi hộp vì sắp được đặt chân đến vùng đất linh thiêng của đền Hùng. Sáng hôm đó, tôi dậy rất sớm, mang theo chiếc balo đã được mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Lúc 6h30, đoàn xe thăm quan của trường khởi hành. Trên xe, thầy cô và các bạn đều hồi hộp và vui mừng trước niềm vui sắp được đến thăm quan đền Hùng.

Khoảng 8h30, chúng tôi đã đến cổng khu di tích lịch sử đền Hùng. Cảm giác đầu tiên khi chạm đất linh thiêng này là một cảm xúc tự hào không lẽ diễm. Khu di tích được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ và cây cổ thụ vững chãi như thiên tuế, đa, trò, thông.

Chúng tôi bắt đầu hành trình thăm quan bằng việc ghé thăm khu di tích Đền Hạ, được truyền thuyết là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Tiếp theo, tôi cùng thầy cô và các bạn leo lên khu di tích Đền Trung, nơi vua Hùng thường bàn bạc về công việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi sông cùng các Lạc tướng, Lạc Hầu. Ngôi đền trấn an giữa núi non đại ngàn là một bức tranh sống động, giữa những ký ức về các cuộc họp quan bàn về công việc nước của các vua Hùng.

Tiếp theo, chúng tôi tiếp tục hành trình đến đền Thượng, nơi nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Đây là nơi vua Hùng thường lên để cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Sau khi thăm quan đền Thượng, chúng tôi được tự do khám phá khu di tích đền Hùng. Buổi chiều, lúc 3h, chúng tôi lên xe để trở về trường.

Chuyến đi đền Hùng đã kết thúc tốt đẹp và là một trải nghiệm tuyệt vời và khó quên đối với tôi và các bạn học sinh. Chúng tôi không chỉ hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình mà còn đắm chìm trong những thông tin bổ ích về khu di tích đền Hùng, con người và vùng đất Phú Thọ.

*Trên đây là thông tin tham khảo mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn, viết bài văn kể về chuyến đi tham quan đền Hùng!

Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn? Viết bài văn kể về chuyến đi tham quan đền Hùng?

Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng ngắn gọn? Viết bài văn kể về chuyến đi tham quan đền Hùng? (Hình ảnh Internet)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 chi tiết?

Theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
...
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Theo đó, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 01 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch.

Vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 như thế nào?

Năm 2025 ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào Thứ hai ngày 07/4/2025.

Cho nên, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liên tục (gồm 2 ngày nghỉ hằng tuần và 1 ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương), từ thứ Bảy (05/4/2025) đến hết thứ Hai (07/4/2025) và không nghỉ bù.

Lưu ý: Nếu ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2025 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hằng tuần vào các ngày Thứ bảy, Chủ nhật thì Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 có sự khác nhau như sau:

Ngày nghỉ hằng tuần

Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Thứ bảy, Chủ nhật

3 ngày liên tục từ Thứ Bảy (05/4/2025) đến hết Thứ Hai (07/4/2025)

Chủ nhật

2 ngày liên tục từ Chủ nhật (6/4/2025) đến hết Thứ hai (7/4/2025)

*Trên đây là lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 chi tiết!

Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Giỗ tổ Hùng Vương
Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
5 Mẫu viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập? Yêu cầu cần đạt về viết báo cáo đối với học sinh lớp 5?
Pháp luật
Bao giờ Giỗ tổ Hùng Vương? Kế hoạch Giỗ tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ tại Phú Thọ? Chi tiết kế hoạch phần Lễ và phần Hội?
Pháp luật
Top 5 mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương hay nhất? Giáo dục tiểu học có bắt buộc không?
Pháp luật
Phú Thọ tạm hoãn hoạt động vui chơi hội Đền Hùng trong 2 ngày Quốc tang năm 2025? Tạm hoãn hoạt động lễ hội Đền Hùng 2025?
Pháp luật
Sài Gòn đi đâu trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025? Làm gì trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 ở Sài Gòn?
Pháp luật
Văn khấn Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 tại nhà? Bài văn khấn Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà? Bài văn Giỗ Tổ Hùng Vương?
Pháp luật
Gợi ý địa điểm đi chơi dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025? Đi đâu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 Âm lịch?
Pháp luật
Phép lặp là gì? Ví dụ về phép lặp từ ngữ? Chương trình giáo dục phổ thông có cần thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông không?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 chi tiết? Tải mẫu thông báo nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương?
Pháp luật
5 Mẫu bài văn thuyết minh về hiện tượng núi lửa ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giỗ tổ Hùng Vương
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giỗ tổ Hùng Vương Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giỗ tổ Hùng Vương Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào