Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào đâu? Phần mở nghị quyết của Quốc hội gồm có những gì?
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào đâu?
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 như sau:
Căn cứ ban hành văn bản
1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản, có hiệu lực pháp lý cao hơn; đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành, tuy chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành.
2. Luật được ban hành căn cứ vào Hiến pháp.
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật (nếu có).
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội (nếu có).
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có).
5. Trường hợp văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản quy định chi tiết.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản, nhưng phải được nêu đầy đủ trong phần quy định về phạm vi điều chỉnh của văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật (nếu có).
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội gồm có những gì?
Phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 như sau:
Phần mở đầu văn bản
1. Phần mở đầu bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
2. Phần mở đầu pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
3. Phần mở đầu nghị quyết liên tịch trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một chủ thể ban hành (sau đây gọi là nghị quyết liên tịch) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên các cơ quan cùng ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
4. Phần mở đầu lệnh, quyết định của Chủ tịch nước gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; hình Quốc huy; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
5. Phần mở đầu văn bản được ban hành kèm theo văn bản khác (quy chế, quy định) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; tên văn bản và nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo.
Như vậy, theo quy định trên thì phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Ai có trách nhiệm công bố nghị quyết của Quốc hội?
Ai có trách nhiệm công bố nghị quyết của Quốc hội theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
Đối với pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
2. Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?