Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ những văn bản nào?
- Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ những văn bản nào?
- Trách nhiệm thi hành Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước là những cơ quan nào?
- Ngân hàng Nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý không?
Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ những văn bản nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, Nghị định 26/2025/NĐ-CP bãi bỏ những văn bản, cụ thể sau đây:
(1) Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(2) Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
(3) Nghị định 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ;
(4) Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
(5) Quyết định 18/2024/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, Nghị định 26/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ những văn bản nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm thi hành Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước là những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm thi hành
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Như vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ là những cơ quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 26/2025/NĐ-CP.
Ngân hàng Nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hằng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.
3. Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
4. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
5. Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và ngoài nước thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện công tác phân tích và dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
- Dân số TP Hồ Chí Minh tăng 142% so với hiện tại sau sáp nhập tỉnh? Mục tiêu và tầm nhìn phát triển TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 31?
- Việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng diễn ra khi nào? Hồ sơ thẩm định thiết kế xây dựng có cần quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không?
- 12 cung hoàng đạo ngày 16 4 2025 tử vi? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 16 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 16 4 2025?
- Công nghiệp điện ảnh quy định ra sao? Chính sách nhà nước về phát triển công nghiệp điện ảnh? 11 nội dung nghiêm cấm?