Ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan gì? Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng trung ương thế nào?

Ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan gì? Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng trung ương thế nào? Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực khi nào?

Ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan gì?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan gì? Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng trung ương thế nào?

Ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan gì? Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng trung ương thế nào? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng trung ương thế nào?

Căn cứ theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
18. Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:
a) Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;
b) Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.
19. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
20. Thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
21. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
22. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
...

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, cụ thể như sau:

(1) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;

(2) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

(3) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 26/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Nghị định này bãi bỏ:
a) Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
c) Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ;
d) Nghị định số 146/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
đ) Quyết định số 18/2024/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 26 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ những văn bản nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan gì? Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng trung ương thế nào?
Pháp luật
Nguồn vốn được ngân hàng nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27 là nguồn vốn nào?
Pháp luật
Nghị định 26 2025 NĐ CP của Chính phủ pdf? Nghị định 26 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Đã có Nghị định 26 2025 về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước? Nghị định 26 thay thế Nghị định 102 2022?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào theo Nghị định 146?
Pháp luật
Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
Pháp luật
Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ được ghi như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước được phân loại ra sao? Mã số nhiệm vụ được ghi thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
22 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào