Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào theo Nghị định 146?
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào theo Nghị định 146?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 146/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Vụ Chính sách tiền tệ.
(2) Vụ Quản lý ngoại hối.
(3) Vụ Thanh toán.
(4) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
(5) Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính.
(6) Vụ Hợp tác quốc tế.
(7) Vụ Kiểm toán nội bộ.
(8) Vụ Pháp chế.
(9) Vụ Tài chính - Kế toán.
(10) Vụ Tổ chức cán bộ.
(11) Vụ Truyền thông.
(12) Văn phòng.
(13) Cục Công nghệ thông tin.
(14) Cục Phát hành và kho quỹ.
(15) Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
(16) Cục Phòng, chống rửa tiền.
(17) Cục Quản trị.
(18) Sở Giao dịch.
(19) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
(20) Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(21) Viện Chiến lược ngân hàng.
(22) Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
(23) Thời báo Ngân hàng.
(24) Tạp chí Ngân hàng.
(25) Học viện Ngân hàng.
- Các đơn vị quy định từ mục (1) đến mục (20) là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ từ mục (21) đến mục (25) là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
- Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào theo Nghị định 146? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương không?
Căn cứ theo khoản 19 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
18. Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:
a) Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;
b) Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.
19. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
20. Thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
21. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ được quyền thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương như:
- Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
- Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau đây:
(1) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
(2) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, pháp luật quy định người lãnh đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tứ thân phụ mẫu nghĩa là gì? Tứ thân phụ mẫu gồm những ai? Con cái có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với cha mẹ?
- Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm lớp 4 ngắn gọn? Mẫu viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm ngắn gọn lớp 4 chọn lọc?
- Sinh nhật 1 tuổi gọi là gì? Lời chúc sinh nhật 1 tuổi cha mẹ dành tặng cho các bé ý nghĩa? Cha mẹ đăng ký khai sinh cho con ở đâu?
- Người được chở trên xe gắn máy có được đứng trên yên xe không? Từ năm 2025 xe gắn máy chở người đứng trên yên xe bị phạt thế nào?
- Màu sắc may mắn của 12 con giáp năm 2025? Xem màu may mắn 2025 theo năm sinh? Màu may mắn 2025 theo ngũ hành?