Nguồn vốn được ngân hàng nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27 là nguồn vốn nào?
- Ngân hàng nhà nước là đại diện cho chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế nào?
- Nguồn vốn được Ngân hàng Nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27 là nguồn vốn nào?
- Cục an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng có chức năng gì đối với ngân hàng nhà nước?
Ngân hàng nhà nước là đại diện cho chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế nào?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định về hiệm vụ và quyền hạn của ngân hàng nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
g) Quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
h) Quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách, biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.
16. Đề xuất trình Chính phủ về ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA không hoàn lại không gắn với khoản vay của các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
...
Theo đó, ngân hàng nhà nước là đại diện cho chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế sau đây:
+ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF);
+ Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB);
+ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB);
+ Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB);
+ Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC);
+ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB)
+ Các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Nguồn vốn được ngân hàng nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27 là nguồn vốn nào? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn được Ngân hàng Nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27 là nguồn vốn nào?
Căn cứ theo khoản 28 Điều 2 Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định về hiệm vụ và quyền hạn của ngân hàng nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
25. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
27. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
28. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
29. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
30. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, vốn pháp định là nguồn vốn được ngân hàng nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27/2025/NĐ-CP.
Cục an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng có chức năng gì đối với ngân hàng nhà nước?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
15. Cục Phòng, chống rửa tiền.
16. Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng.
17. Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
18. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại các Khu vực (Ngân hàng Nhà nước Khu vực).
19. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
20. Thời báo Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ 1 đến 18 là tổ chức hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định tại 19 và 20 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng. Vụ Thanh toán có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
...
Theo đó, Cục An toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là tổ chức hành chính giúp thống đốc ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trung ương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự mới nhất đi tù bao nhiêu năm?
- Phép lặp là gì? Ví dụ về phép lặp từ ngữ? Chương trình giáo dục phổ thông có cần thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông không?
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài chính quy định nội dung gì? Kỳ báo cáo thống kê ngành tài chính được quy định thế nào?
- Điều 198 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì? Tội lừa dối khách hàng có thể đi tù bao nhiêu năm?
- Cha mẹ muốn ủy quyền giám hộ con chưa thành niên cho anh em ruột của mình thì có được hay không?