Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
- Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
- Mời thương thảo hợp đồng có nằm trong nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?
- Ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện như thế nào theo Luật Đấu thầu?
Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 4 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có quy định như sau:
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu áp dụng đấu thầu hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
...
Theo đó, trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cần phải thực hiện quá trình thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Như vậy, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu áp dụng đấu thầu hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2023, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất.
Do đó, nếu trong trường hợp cần thiết thì bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu áp dụng đấu thầu hạn chế.
Tải về mẫu biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, EPC, EP, EC, PC); Tải về
Tải về Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn); Tải về.
Khi lựa chọn nhà thầu bên mời thầu có phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu hạng nhất không? Tải về mẫu thương thảo hợp đồng? (Hình từ Internet)
Mời thương thảo hợp đồng có nằm trong nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
d) Mở thầu;
đ) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;
g) Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;
h) Gửi và nhận đơn kiến nghị;
i) Hợp đồng điện tử;
k) Thanh toán điện tử.
...
Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ thuộc nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Bên cạnh đó, các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn bao gồm những nội dung sau đây:
- Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
- Mở thầu;
- Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;
- Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;
- Gửi và nhận đơn kiến nghị;
- Hợp đồng điện tử;
- Thanh toán điện tử.
Ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện như thế nào theo Luật Đấu thầu?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về việc ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn như sau:
Theo đó, việc ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện, cụ thể như sau:
(1) Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu 2023; đối với gói thầu mua sắm tập trung hoặc gói thầu chia thành nhiều phần, một gói thầu có thể thực hiện theo nhiều hợp đồng tương ứng với một hoặc một số phần. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể;
(2) Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt (nếu có) và giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ. Giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ không bao gồm khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt;
(3) Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng; đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, tất cả thành viên tham gia liên danh trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng hoặc thành viên liên danh ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm theo phân công tại thỏa thuận liên danh;










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn của công tác xã hội viên chính về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Hạn tuổi phục vụ đối với người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh phải được ký bởi ai? Thỏa thuận cấp bảo lãnh có hiệu lực khi nào?
- Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?
- Môn Ngữ Văn: Bài nghị luận xã hội về Lòng tự hào dân tộc? Mục tiêu chung của môn Ngữ Văn là gì?