Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể? Viết đoạn văn về nhân vật em yêu thích?
Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể? Viết đoạn văn về nhân vật em yêu thích?
Tham khảo mẫu viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể dưới đây:
Mẫu số 1 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Em rất thích nhân vật Thạch Sanh trong câu chuyện. Thạch Sanh không chỉ là một chàng trai khỏe mạnh mà còn rất tài năng. Anh có thể đánh đàn hay đến nỗi chim rừng cũng phải đậu lại nghe. Em nhớ nhất là cảnh Thạch Sanh đánh đàn trước khi giao chiến với đại bàng tinh. Tiếng đàn của anh đã làm cho lũ quái vật phải khiếp sợ và tan rã. Thạch Sanh là hình ảnh tiêu biểu cho người anh hùng dân tộc, luôn sẵn sàng bảo vệ công lý. |
Mẫu số 2 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. |
Mẫu số 3 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi. |
Mẫu số 4 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Trong câu chuyện Hũ bạc, em rất thích nhân vật người cha. Người cha có đức tính cần cù, chăm chỉ, biết tiết kiệm. Khi thấy con trai mình lười biếng, ông đã không nuông chiều con mà bảo con hãy đi làm kiếm tiền để biết quý trọng đồng tiền, Ông đã ném tiền xuống nước và vào bếp lửa để thử người con. Câu nói của ông ở cuối câu chuyện giúp người con hiểu rằng chỉ có lao động chăm chỉ mới có thể làm ra tiền, nếu không làm việc thì có bao nhiêu tiền cũng hết. |
Mẫu số 5 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh! |
Mẫu số 6 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa. |
Mẫu số 7 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em. |
Mẫu số 8 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Em rất thích nhân vật Cóc trong câu chuyện "Cóc kiện Trời". Nhân vật đã được khắc họa với tính cách dũng cảm, tốt bụng và mưu trí. Khi thấy trần gian hạn hán, Cóc đã không tỏ ra nhụt chí vì sự nhỏ bé của bản thân mà dũng cảm đi lên kiện Trời. Cóc đã tiếp thêm sức mạnh cho các loài vật khác để đi lên cùng mình. Cuối cùng, nhờ có sự dũng cảm của Cóc đã làm Thượng đế phải khuất phục, cho mưa xuống. Em rất khâm phục Cóc. |
Mẫu số 9 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Em rất thích nhân vật chính trong câu chuyện "Vị khách tốt bụng". Vị khách có tấm lòng sẻ chia và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh, kể cả là người lạ. Trong truyện, vị khách đã không hề do dự mà ngỏ ý giúp đỡ một bà cụ. Vị khách đã cõng bà vượt qua suối. Và sự tốt bụng của vị khách đó đã được đền đáp xứng đáng. Câu chuyện đã làm cho em cảm thấy rất ấm lòng. |
Mẫu số 10 - Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể
Tớ đã từng đọc truyện ngụ ngôn “Chó sói và cậu bé chăn cừu”. Truyện có các nhân vật là cậu bé chăn cừu, người dân, cụ già. Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại rất hấp dẫn và để lại bài học quý giá rằng trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống, nếu là một người luôn trung thực, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng. |
Trên đây là thông tin về "Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể? Viết đoạn văn về nhân vật em yêu thích?"
Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể? Viết đoạn văn về nhân vật em yêu thích? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của giáo dục là gì?
Mục tiêu của giáo dục có quy định tại Điều 2 Luật Giáo dục 2019, cụ thể như sau:
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định tại Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Điện lực mới nhất hiện nay quy định về nội dung gì? Áp dụng pháp luật trong Luật Điện lực ra sao?
- Cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mức kỷ luật nặng nhất? Thẩm quyền cho thôi làm thành viên của ai?
- Viết cảm nghĩ về chú bộ đội ngắn gọn? Bảo đảm quốc phòng được quy định như thế nào? Nguyên tắc bảo đảm quốc phòng?
- Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể? Cách đặt câu kể? Độ tuổi của học sinh trường trung học được quy định ra sao?
- Bị phạt án treo 5 tháng do đánh nhau với hàng xóm thì khi nào được xóa án tích? Điều kiện hưởng án treo là gì?