Đã có Quyết định 1420: Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Bộ Tài chính ban hành?

Đã có Quyết định 1420: Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Bộ Tài chính ban hành?

Đã có Quyết định 1420: Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Bộ Tài chính ban hành?

Ngày 21/4/2025, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1420/QĐ-BTC năm 2025 Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.

>>> Tải về Toàn văn Quyết định 1420/QĐ-BTC năm 2025

Theo nội dung Kế hoạch kèm theo Quyết định 1420/QĐ-BTC năm 2025, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật 2025 của Bộ Tài chính nhằm mục đích:

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, nhất là các luật mới ban hành đến cán bộ, công chức tài chính; các cơ quan, tổ chức, cá nhân để nắm bắt và tổ chức thực thi hiệu quả; gắn phổ biến pháp luật với xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật tài chính.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với từng bước thực hiện chuyển đổi số tại Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ và các doanh nghiệp do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu.

- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hướng tới mục đích tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức tài chính; lãnh đạo, người lao động các doanh nghiệp do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu.

Đã có Quyết định 1420: Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Bộ Tài chính ban hành?

Đã có Quyết định 1420: Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Bộ Tài chính ban hành? (Hình từ Internet)

Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật nào được phổ biến theo Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật 2025?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch kèm theo Quyết định 1420/QĐ-BTC năm 2025, nêu rõ nhóm các văn bản quy phạm pháp luật tài chính phổ biến đến các đối tượng có liên quan, bao gồm 3 nhóm cụ thể như sau:

Nhóm

Văn bản quy phạm phạm luật

1

- Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2024;

- Luật Đầu tư công 2024

- Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu năm 2024;

- Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

- Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2

- Luật Thuế giá trị gia tăng 2024;

- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và các băn bản hướng dẫn thi hành.

3

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 quy định hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

(1) Họp báo, thông cáo báo chí.

(2) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

(3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

(4) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

(5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

(6) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

(7) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

(8) Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 quy định các nguyên tắc phổ biến giao dục pháp luật như sau:

- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực;

- Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm;

- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc;

- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân;

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

Giáo dục pháp luật
Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Quyết định 1420: Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Bộ Tài chính ban hành?
Pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động đường bộ có phải là một nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, bao nhiêu số lượt đoàn viên, người lao động được các cấp Công đoàn Việt Nam tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục pháp luật
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào