Vụ Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Nội vụ có chức năng gì? Vụ Kế hoạch Tài chính được tổ chức ra sao?
Vụ Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Nội vụ có chức năng gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 144/QĐ-BNV năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Kế hoạch Tài chính.
Theo đó, Vụ Kế hoạch Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý về những lĩnh vực sau đây:
+ Quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính, kế toán;
+ Quản lý về giá;
+ Sử dụng tài sản công;
+ Đấu thầu;
+ Đầu tư công;
+ Kiểm toán nội bộ và thống kê của Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật.
Vụ Kế hoạch Tài chính thuộc Bộ Nội vụ có chức năng gì? Vụ Kế hoạch Tài chính được tổ chức ra sao? (Hình từ Internet)
Vụ Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ gì trong công tác quản lý ngân sách và công tác quản lý đầu tư công?
Căn cứ theo khoản 6 và khoản 8 Điều 2 Quyết định 144/QĐ-BNV năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Kế hoạch Tài chính.
Theo đó, Vụ Kế hoạch Tài chính có nhiệm vụ trong công tác quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công cụ thể như sau:
+ Đối với công tác quản lý ngân sách:
(1) Quản lý tài chính, kế toán theo trách nhiệm đơn vị dự toán cấp I của Bộ đối với nguồn ngân sách nhà nước, thu sự nghiệp, các nguồn kinh phí hợp pháp khác thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
(2) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện dự toán các nguồn kinh phí thuộc Bộ quản lý đối với các địa phương, đơn vị dự toán thuộc và trực Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
(3) Tổ chức xét duyệt/thẩm định quyết toán ngân sách hằng năm đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ, ngành sử dụng nguồn kinh phí thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Bộ; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách của Bộ gửi các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật;
(4) Phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình, dự án, đề án thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ;
(5) Kiểm tra, giám sát các hoạt động về quản lý tài chính, kế toán đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ, ngành theo quy định;
(6) Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị dự toán thuộc Bộ, ngành trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, kinh phí, ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho hoạt động của các đơn vị và của Bộ;
(7) Trình Bộ trưởng quyết định tạm dừng hoặc đình chỉ cấp kinh phí đối với các đơn vị dự toán không chấp hành quy định của pháp luật về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; xuất toán và thu hồi nộp ngân sách nhà nước các khoản thu, chi sai chế độ, sai quy định của pháp luật;
(8) Theo dõi và quản lý về tài chính, kế toán, quản lý tài sản và mua sắm đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ phi dự án của các nhà tài trợ nước ngoài và nguồn vốn đối ứng trong nước theo quy định;
(9) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện đúng chế độ kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật;
(10) Thực hiện công khai ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định;
(11) Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Đối với công tác quản lý đầu tư công
(1) Thực hiện quản lý thống nhất công tác đầu tư công của Bộ theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng đối với các chủ đầu tư;
(2) Hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc Bộ, ngành xây dựng kế hoạch đầu tư công dài hạn, trung hạn và hằng năm; tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư công hằng năm trình Bộ trưởng xem xét, quyết định;
(3) Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công, điều chuyển vốn đầu tư cho các dự án theo quy định. Tổng hợp kế hoạch phân bổ, điều chuyển vốn đầu tư công của Bộ. Thông báo kế hoạch vốn đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng;
(4) Tham mưu, trình Bộ trưởng giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư dự án, đầu tư dự án, chủ đầu tư, hình thức quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Bộ theo quy định;
(5) Chủ trì, tổ chức thực hiện thẩm định các chương trình, dự án đầu tư và thẩm tra quyết toán các chương trình, dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng; chủ trì thực hiện các nhiệm vụ giám sát đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
(6) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công được giao, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý; báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
(7) Đề xuất Bộ trưởng đình chỉ thi công, yêu cầu các đơn vị có liên quan đình chỉ cấp vốn đầu tư hoặc các hình thức xử lý khác đối với các chương trình, dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư;
(8) Thẩm định quyết toán vốn đầu tư công thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng. Tổng hợp, lập quyết toán vốn đầu tư công thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ gửi các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.
Vụ Kế hoạch Tài chính được tổ chức ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 144/QĐ-BNV năm 2025 quy định về tổ chức của Vụ Kế hoạch Tài chính.
Tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và công chức theo quy định.
2. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị; ban hành quy chế làm việc và các quy chế khác theo quy định.
Vụ Kế hoạch Tài chính được tổ chức bao gồm: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và công chức theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2025? Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ra sao?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì? Người đứng đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước là ai theo quy định?
- Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu? Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ? Hoạt động sưu tầm của bảo tàng được quy định như thế nào?
- Bộ Y tế: 9 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế tiêu biểu về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay?
- Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì? Theo quy định, học sinh lớp 9 là bao nhiêu tuổi?