Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
- Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
- Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng?
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024 của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BXD năm 2024 về những nhiệm vụ trọng tâm sau:
(1) Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhiệm vụ được giao trong:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kết luận số 80-KL/TW.
- Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW.
- Các văn bản hướng dẫn,...
- Các Chương trình phối hợp, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật khác; tăng cường theo dõi sát sao, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
(2) Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền năm 2023, 2024:
- Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023
- Các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023
- Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng
- Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023, năm 2024 của Bộ Xây dựng
(3) Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chuyển đổi số; bảo vệ môi trường; phòng cháy, chữa cháy; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội... có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như: dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị; dự thảo Luật Cấp, Thoát nước.
(4) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL, báo cáo viên pháp luật của Bộ.
(5) Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024.
(6) Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
(7) Thực hiện rà soát đội ngũ báo cáo viên pháp luật Trung ương của Bộ để đề nghị miễn nhiệm, công nhận báo cáo viên pháp luật theo quy định của pháp luật.
(8) Triển khai thực hiện Chương trình hợp tác truyền thông giữa Bộ Xây dựng và Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 2022-2026 và Chương trình phối hợp thông tin tuyên truyền giữa Bộ Xây dựng và Báo nhân dân giai đoạn 2022-2026 và các Chương trình phối hợp khác (nếu có).
(9) Phối hợp Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan: thực hiện các Đề án liên quan đến lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác PBGDPL.
(10) Chủ động, tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
(11) Tăng cường triển khai thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác theo quy định như:
- Đưa tin về văn bản quy phạm pháp luật mới, tổ chức các cuộc tọa đàm, trả lời trực tuyến;
- Trả lời kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật ngành Xây dựng;
- Tổ chức truyền thông, phổ biến bằng hình thức họp báo, thông cáo báo chí;
- Biên soạn và phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ;
- Tổ chức cập nhật văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu quốc gia ...).
(12) Cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin pháp luật và giải đáp pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
(13) Cập nhật kịp thời và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và duy trì chuyên mục “Hỏi - Đáp” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng.
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì? (Hình từ Internet)
Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024 của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BXD năm 2024 thì kế hoạch phải đáp ứng những yêu cầu sau:
(1) Quán triệt và thực hiện đầy đủ chủ trương của Đảng; quy định pháp luật về PBGDPL, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; bám sát nhiệm vụ được giao trong các văn bản pháp luật, Quyết định, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật thuộc trách nhiệm Bộ, ngành xây dựng và từng đơn vị.
(2) Bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; phát huy vai trò của tổ chức pháp chế và trách nhiệm của đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự kết nối, lồng ghép các hoạt động.
(3) Bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, hiệu quả; đa dạng hóa, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024 của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BXD năm 2024 thì Vụ pháp chế là cơ quan có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-BXD năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?