Chỉ ban hành văn bản mới khi thật sự cần thiết nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng?
- Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là như thế nào?
- Nội dung tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng được đề ra như thế nào trong công tác đổi mới phương thức lãnh đạo?
- Nhiệm vụ tập trung lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng đã được là gì?
Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022 có nêu các nhiệm vụ, giải pháp trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Trong đó, xác định nhiệm vụ đầu tiên là việc cần thiết đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng.
Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan và chủ thể có liên quan cần thực hiện công tác Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới như sau:
- Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản của Đảng theo hướng đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tính dự báo cao, bám sát thực tiễn.
- Chỉ ban hành văn bản mới khi thật sự cần thiết.
- Đối với những văn bản quan trọng, tác động sâu rộng, trước khi ban hành cần lấy ý kiến của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
- Tiếp tục hoàn thiện quy định về ban hành văn bản của Đảng; khắc phục tình trạng ban hành văn bản không sát với thực tiễn, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính khả thi, không rõ trách nhiệm, thiếu nguồn lực tổ chức thực hiện.
Chỉ ban hành văn bản mới khi thật sự cần thiết nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng? (Hình từ Internet)
Nội dung tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng được đề ra như thế nào trong công tác đổi mới phương thức lãnh đạo?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022 có nêu về nội dung tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng như sau:
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm đạt hiệu quả cao với các biện pháp chủ yếu như:
- Tổ chức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nghiên cứu, học tập quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng;
- Xây chung chương trình kế hoạch để triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Tập trung nghiên cứu, thể chế thành luật và các văn bản dưới luật; xây dựng các quy định, quy chế của Đảng;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện;
- Đổi mới cách thức thông tin, báo cáo kết quả thực hiện của địa phương, đơn vị. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ, tổ chức đảng thường xuyên lãnh đạo, định hướng, cho chủ trương đối với những vấn đề lớn, mới, phức tạp, nhạy cảm trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng hoặc cho chủ trương thí điểm một số nội dung cần thiết.
Nhiệm vụ tập trung lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng đã được là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 28/NQ-TW năm 2022 có nội dung về nhiệm vụ tập trung lãnh đạo các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện tốt các nội dung sau:
- Đối với Quốc hội:
+ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
+ Đặc biệt coi trọng xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trọng tâm; chống tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật.
+ Phát huy dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, khoa học; nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu hoạt động chuyên trách, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối với Chính phủ:
+ Tập trung lãnh đạo xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả; tăng cường quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất.
+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, làm rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong bộ máy hành chính, cải cách hành chính, đi đôi với nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, bảo đảm Chính phủ thực sự là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Đối với các cơ quan tư pháp:
+ Lãnh đạo tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toà án nhân dân, xác định việc lãnh đạo đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động toà án nhân dân các cấp là trọng tâm trong lãnh đạo cải cách tư pháp;
+ Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, thi hành án, bổ trợ tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp;
+ Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
- Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội:
+ Lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng;
+ Thực hiện tốt vai trò đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân;
+ Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, hoạt động giám sát, phản biện xã hội; xây dựng và chỉnh đốn tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên; làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?