Có được cải tạo nhà ở khi không phải chủ sở hữu nhà ở không? Chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ thế nào trong việc cải tạo nhà ở?
Có được cải tạo nhà ở khi không phải chủ sở hữu nhà ở không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 131 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Cải tạo nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.
2. Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp pháp luật quy định phải lập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo dự án được phê duyệt. Đối với nhà ở thuộc tài sản công thì việc cải tạo nhà ở còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Luật này.
3. Đối với nhà biệt thự quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc, pháp luật về di sản văn hóa; trường hợp pháp luật quy định phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi cải tạo thì chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện theo văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Đối với nhà biệt thự là nhà ở cũ thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 123 của Luật này thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của nhà biệt thự;
b) Không được phá dỡ nếu nhà biệt thự chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của nhà biệt thự;
c) Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.
Theo đó, hiện nay theo quy định của pháp luật thì nếu trường hợp người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.
Bên cạnh đó, thì chủ sở hữu nhà ở sẽ được quyền cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình.
Có được cải tạo nhà ở khi không phải chủ sở hữu nhà ở không? Chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ thế nào trong việc cải tạo nhà ở? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ thế nào trong việc cải tạo nhà ở?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 135 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp cải tạo nhà ở phải có giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì, cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
b) Bồi thường cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp gây thiệt hại;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở được pháp luật quy định khi bảo trì cải tạo nhà ở bao gồm:
- Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì, cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
- Bồi thường cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp gây thiệt hại;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 134 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:
Theo đó, việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung được pháp luật quy định có nội dung sau đây:
(1) Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được chia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý; đối với nhà chung cư được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
(2) Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì kinh phí bảo trì được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương IX của Luật Nhà ở 2023.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Loài đặc hữu là gì? Chỉ tiêu và quy trình kỹ thuật kiểm kê danh sách các loài đặc hữu? 3 Loài đặc hữu nổi tiếng tại Việt Nam?
- Văn khấn thổ công gia tiên mùng 1 tháng 4 năm 2025 ra sao? Mâm cúng mùng 1 tháng 4 cúng gì để cầu may mắn?
- Hà Nội treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam từ ngày mấy? Hướng dẫn cách treo Quốc Kỳ?
- Khối diễu binh từ Lê Duẩn đến bến Bạch Đằng theo tuyến 02 trong ngày 30 tháng 4 gồm những khối nào?
- Có được cải tạo nhà ở khi không phải chủ sở hữu nhà ở không? Chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ thế nào trong việc cải tạo nhà ở?