Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?
Hệ thống hãm là gì?
Hệ thống hãm là cách gọi mang tính kỹ thuật hơn của hệ thống phanh trong các phương tiện giao thông.
Hệ thống hãm là hệ thống giúp làm giảm tốc độ hoặc dừng hẳn phương tiện khi cần thiết, đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và những người xung quanh.
Các loại hệ thống hãm phổ biến hiện nay, cụ thể:
(1) Hãm chính (Phanh chân):
- Được sử dụng để giảm tốc độ trong khi xe đang chạy.
- Thường là phanh đĩa hoặc phanh tang trống.
(2) Hãm phụ (Phanh tay / Phanh đỗ):
- Dùng để giữ xe đứng yên khi đỗ hoặc hỗ trợ phanh chính trong tình huống khẩn cấp.
(3) Hãm động cơ (Phanh bằng hộp số):
- Dùng trên xe tải lớn, xe địa hình, hoặc khi xuống dốc dài, người lái dùng cấp số thấp để tận dụng lực hãm của động cơ.
(4) Hãm khí xả (Exhaust Brake):
- Hay dùng trên xe tải hoặc xe buýt, dùng van điều chỉnh dòng khí xả để tạo lực hãm.
(5) Hệ thống hãm thủy lực – khí nén:
- Thường thấy ở xe tải lớn, xe container. Sử dụng khí nén để truyền lực phanh.
(6) Hệ thống phanh ABS (Anti-lock Braking System):
- Ngăn không cho bánh xe bị bó cứng khi phanh gấp, giúp xe vẫn điều hướng được.
Lưu ý: Thông tin "Hệ thống hãm là gì?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không đủ hệ thống hàm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
...
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm b khoản 4; điểm b, điểm d khoản 5; điểm b khoản 8 Điều này buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định; buộc thực hiện đúng quy định về biển số hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
...
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
...
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
...
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng (kể cả rơ moóc được kéo theo) vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
b) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
...
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này buộc lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;
...
Như vậy, từ năm 2025, nếu người điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông sẽ bị phạt, cụ thể như sau:
(1) người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe ô tô mà không có đủ hệ thống hãm (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) thì có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền thì người điều khiển còn phải buộc lắp đầy đủ thiết bị theo quy định và bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm.
(2) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà không có hệ thống hãm thì có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
(3) người điều khiển xe máy chuyên dùng (kể cả rơ moóc được kéo theo) mà không có hệ thống hãm thì có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và buộc lắp đầy đủ thiết bị theo quy định.
Thời hiệu xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.
2. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông là 01 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
- Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?
- Hệ thống thử nghiệm Open API là gì? Thông tin về Hệ thống thử nghiệm Open API sẽ do ai công khai?
- Tính chất tam giác cân là gì? Cách tính diện tích tam giác cân? Học sinh lớp mấy cần nắm được các tính chất cơ bản của tam giác cân?
- Luật Điện lực mới nhất hiện nay quy định về nội dung gì? Áp dụng pháp luật trong Luật Điện lực ra sao?