Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?
Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt?
Có 4 loại kiểu câu trong Tiếng Việt lớp 3, cụ thể: Câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến (câu khiến), câu cảm thán (câu cảm).
(1) Câu hỏi (Câu nghi vấn):
- Tác dụng: Câu hỏi được sử dụng với mục đích hỏi về những điều mình chưa biết.
- Câu hỏi được sử dụng để bộc lộ cảm xúc, bày tỏ thái độ khen, chê, yêu cầu.
- Hình thức của câu hỏi:
+ Được sử dụng cùng với từ để hỏi: gì, hả, nào, ai, sao, không...
+ Cuối câu thường có dấu chấm hỏi (?)
- Ví dụ:
+ Ai lại làm những điều vô đạo đức như vậy?
+ Lát nữa bạn có muốn đi ăn cái gì không?
(2) Câu cầu khiến:
- Tác dụng:
+ Được dùng để nêu những lời đề nghị, mong muốn, ra lệnh của người nói, người viết đối với người nghe.
+ Bộ lộ cảm xúc, thái độ của người nói, người viết
- Hình thức của câu cầu khiến:
+ Được sử dụng chung với các từ cầu khiến như: Hãy, mong, đề nghị,...
+ Cuối câu thường có dấu chấm than (!).
- Ví dụ:
+ Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường!
(3) Câu cảm thán:
- Tác dụng:
+ Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.
- Hình thức:
+ Đi cùng các từ cảm thán như: chao ôi, trời, quá, lắm, thật, ôi,...
+ Kết câu có dấu chấm than (!).
- Ví dụ:
+ Trời, đây là lần thứ 10 cậu đi muộn học rồi đó!
+ Thật tuyệt vời, chúng ta được nghỉ 5 ngày vào dịp lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5!
(4) Câu kể (Câu trần thuật)
- Tác dụng:
+ Là kiểu câu cơ bản của tiếng Việt, được dùng để kể, tả, nhận định, thông báo, miêu tả,...
+ Câu kể đôi khi được dùng để ra lệnh, bộc lộ cảm xúc.
- Hình thức:
+ Khi viết, cuối câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm (.), đôi khi có thể được kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (...)
- Ví dụ:
+ Mình là học sinh lớp 1.
+ Vào nghỉ hè, ba mẹ sẽ chở tớ về quê chơi với ông bà.
Thông tin mang tính tham khảo!
Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy? (Hình từ Internet)
Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy theo Thông tư 32?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Cách viết nhan đề văn bản
2.1. Vốn từ theo chủ điểm
2.2. Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau
3.1. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
3.2. Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: đặc điểm thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của từng kiểu câu
3.3. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật); dấu ngoặc kép (đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại); dấu hai chấm (báo hiệu phần giải thích, liệt kê)
4.1. Biện pháp tu từ so sánh: đặc điểm và tác dụng
4.2. Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn: dấu hiệu nhận biết
4.3. Sơ giản về lượt lời thể hiện qua trao đổi nhóm
4.4. Kiểu văn bản và thể loại
- Đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc một việc đã làm
- Đoạn văn miêu tả đồ vật
- Đoạn văn chia sẻ cảm xúc, tình cảm
- Đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện
- Đoạn văn giới thiệu về đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 - 3 sự việc, thông báo hoặc bản tin ngắn, tờ khai in sẵn
5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
Như vậy, nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của học sinh lớp 3.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu học là gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã mới nhất 2025?
- Lịch khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên TPHCM từ ngày 23 đến 29/4/2025 theo Kế hoạch 1879/KH-SGDĐT thế nào?
- 3 Mẫu đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan trải nghiệm của em cùng bạn bè ở trường lớp 8? Học sinh trung học không được thực hiện hành vi nào?
- Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa? Học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số được vào cấp học cao hơn bao nhiêu tuổi?
- Lịch bắn đại bác 25 4 và 27 4 tại TP HCM? Chi tiết thời gian và địa điểm tổ chức bắn đại bác ngày 30 tháng 4 tại TP HCM?