Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa? Học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số được vào cấp học cao hơn bao nhiêu tuổi?

Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa? Học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số được vào cấp học cao hơn bao nhiêu tuổi so với quy định? Các hình thức kỷ luật đối với học sinh trung học cơ sở là gì?

Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa?

Tham khảo "Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa?" dưới đây:

Ca dao về lòng yêu nước hay và ý nghĩa

Tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa

"Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"

"Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ múc nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng."

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm."

"Ngọn núi Truồi vừa cao, vừa dựng

Lòng người Thừa thiên vừa cứng, vừa dai

Dù cho nắng sớm mưa mai

Song dồn gió dập, vẫn tranh đấu cho

Nam Bắc trong ngoài gặp nhau.

Bắc Nam là con một nhà

Là gà một mẹ, là hoa một cành

Nguyện cùng biển thẳm non xanh

Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền."

"Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng nuôi cái cùng con

Để anh trấn thủ nước non Cao Bằng."

"Tay bắt tay, chung long chung sức

Quyết diệt thù cứu quốc bạn ơi

Lòng em khôn tỏ hết lời

Kìa gương phấn dũng rạng ngời nước non."

"Ô Loan nước lặng như tờ,

Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần vương

Trải bao gối đất nằm sương,

Một lòng vì nước nêu gương anh hùng.

Nghèo thì ăn sắn ăn khoai?

Ai ơi đừng có theo loài Pháp gian."

"Ngủ đi, con ngủ cho say,

Mẹ còn tay súng tay cày giương cao.

Đổ mồ hôi, đổ máu đào,

Giữ quê, biển rộng, trời cao trong lành.

Giữ nhà máy, giữ đồng xanh,

Chặn tay giặc Mỹ đang rình hại ta.

Cha đi cứu nước cứu nhà.

Mẹ “ba đảm nhiệm” thay cha mọi bề."

"Nước mất thì nhà tan."

"Uống nước nhớ nguồn"

"Một tấc đất, một tấc vàng."

"Thà chết vinh còn hơn sống nhục"

"Thương người như thể thương thân"

"Chết đứng còn hơn sống quỳ"

"Đồn rằng chợ Bỏi vui thay,

Đằng Đông có miếu, đằng Tây có chùa."

"Bạch Đằng giang là sông cửa ải,

Tống Hà Nam là bãi chiến trường."

"Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn."

"Cỏ vùng Bãi Sậy còn xanh,

Đá vùng Yên Thế chênh vênh chẳng mòn."

"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

"Tấc đất tấc vàng - Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn,

Tình dân nghĩa nước một lòng sắt non."

"Khéo ai khéo họa dư đồ

Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm"

"Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,

Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen."

"Cao nhất là núi Lam Sơn,

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra."

"Ngó vô Linh Đống mây mờ,

Nhớ ông nguyên soái dựng cờ đánh Tây."

"Đồn Tây dù chắc, dù dày,

Thuế nộp đủ đầy, đồn ắt phải tan."

"Hải Vân cao ngất từng mây,

Giặc đi đến đó bỏ thây không về."

"Dù em con bế con bồng

Thi đua yêu nước không lơ là."

"Đứng trên cầu Cấm em thề:

Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương."

'Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn

Tình dân nghĩa nước một lòng sắt non."

"Đất trời Nam Bộ mênh mông

Người không khuất phục, cây không úa sầu."

"Chém cha những đứa sang giàu,

Cậy thần, cậy thế cúi đầu nịnh Tây."

"Ong kiến còn có vua tôi

Huống chi loài người chẳng có nghĩa ru?"


Thông tin mang tính tham khảo!

Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa? Học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số được vào cấp học cao hơn bao nhiêu tuổi?

Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa? Học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số được vào cấp học cao hơn bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)

Học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số được vào cấp học cao hơn bao nhiêu tuổi so với quy định?

Căn cứ Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh trung học cơ sở như sau:

Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
...

Theo đó, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.

Các hình thức kỷ luật đối với học sinh trung học cơ sở là gì?

Căn cứ Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT hình thức kỷ luật đối với học sinh trung học cơ sở như sau:

Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, học sinh trung học cơ sở vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị luận xã hội về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình? Môn Ngữ Văn: Quan điểm xây dựng chương trình?
Pháp luật
3 Mẫu đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan trải nghiệm của em cùng bạn bè ở trường lớp 8? Học sinh trung học không được thực hiện hành vi nào?
Pháp luật
Ca dao tục ngữ về lòng yêu nước hay và ý nghĩa? Học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số được vào cấp học cao hơn bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Hóa học lớp 12 ôn thi THPT quốc gia? Đặc điểm của môn học? Mục tiêu của môn học?
Pháp luật
Trạng ngữ chỉ thời gian là gì? Tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian? Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp khi nào?
Pháp luật
Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?
Pháp luật
Các câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học? Học sinh trung học cơ sở vào học trước tuổi trong điều kiện nào?
Pháp luật
Lịch thi cuối kì 2 năm 2024 2025 chính thức Tiểu học, THCS, THPT? Lịch thi cuối học kì 2 năm 2025? Khi nào thi cuối kì 2?
Pháp luật
3 Đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình? Lập dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn tập thi THPT quốc gia bài 1? Đặc điểm của môn Lịch sử theo chương trình THPT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào