Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã mới nhất 2025?

Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã mới nhất 2025?

Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh mới nhất 2025?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 TẢI, hướng dẫn về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh như sau:

(1) Cơ quan lãnh đạo

- Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh: Tổ chức ngay sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh (Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam).

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh: Trên sơ sở đề án được thông qua, Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy trao đổi, hiệp y thống nhất để Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố và công nhận Ủy viên Ủy ban, các chức danh trong Ban Thường trực MTTQ Việt Nam cấp tỉnh (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch).

Về số lượng ủy viên ủy ban MTTQ cấp tỉnh:

+ Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số Ủy viên ủy ban MTTQ Việt Nam của các tỉnh, thành phố hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

+ Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Giữ nguyên số lượng Ủy viên ủy ban như hiện nay. Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

- Cơ cấu Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố: gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, không tính Phó Chủ tịch không chuyên trách (nếu có).

+ Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện hợp nhất: Cơ cấu Phó Chủ tịch: Xem xét bố trí các đồng chí đang là Chủ tịch, Phó Chủ tịch chuyên trách MTTQ của các tỉnh hiện nay và các đồng chí trưởng các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó, bố trí 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh. Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

+ Đối với các tỉnh, thành phố không hợp nhất:

Cơ cấu các Phó Chủ tịch: Bố trí các đồng chí là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ chuyên trách hiện nay và 05 đồng chí trưởng các tổ chức chính trị - xã hội là Phó 6 Chủ tịch đồng thời làm trưởng các tổ chức chính trị - xã hội (thực hiện như đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập).

Khi Đại hội, số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Về số lượng Ban chấp hành, Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

+ Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

+ Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh giữ nguyên như hiện nay (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi).

Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh) hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức, có con dấu, tài khoản riêng, đảm bảo nguyên tắc các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức (độc lập tương đối). Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

(2) Cơ quan tham mưu giúp việc

Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố do Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy thành lập; là cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; thực hiện các quy định của Pháp luật, Điều lệ MTTQ Việt Nam, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ công tác Mặt trận và công tác đoàn thể.

- Về tổ chức bộ máy: Được lập 09 -10 ban, đơn vị gồm: (i) Văn phòng; (ii) Ban Tổ chức, Kiểm tra; (iii) Ban Dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; (iv) Ban Công tác Công đoàn; (v) Ban Công tác Nông dân; (vi) Ban Công tác Thanh thiếu 7 nhi; (vii) Ban Công tác Phụ nữ; (viii) Ban Công tác Cựu chiến binh. Tùy theo điều kiện thực tiễn, Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy quyết định thành lập 01 - 02 ban có tính đặc thù, phù hợp với địa phương cụ thể như: dân tộc, tôn giáo, công đoàn khu Công nghiệp, Ban công tác hội quần chúng hoặc Ban Tuyên giáo, công tác xã hội...

Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội về trực thuộc Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh như: Nhà văn hoá thanh thiếu nhi; Nhà văn hoá lao động (nếu có); các loại Quỹ hỗ trợ Nông dân, hỗ trợ Phụ nữ (sau khi đã thực hiện sắp xếp hợp nhất).

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan MTTQ Việt Nam cấp tỉnh thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư.

- Về bố trí lãnh đạo các ban, đơn vị tham mưu, giúp việc: Việc sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý, trưởng, phó các ban, đơn vị chuyên môn của cơ quan thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ. Bố trí các đồng chí cấp phó của người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh kiêm trưởng các ban, đơn vị của Cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban MTTQ tỉnh. Trước mắt, có thể giữ nguyên số lượng cấp phó các ban, đơn vị hiện có, sau 05 năm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

(3) Đối với các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ các hội quần chúng không vượt tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các hội quần chúng các tỉnh, thành phố trước khi thực hiện sáp nhập. Về số lượng cấp phó của mỗi tổ chức, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay, sau Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ các hội quần chúng giữ như hiện nay.

(4) Về tổ chức đảng

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam tỉnh là đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh, có các tổ chức đảng trực thuộc gồm: Chi bộ của ban, đơn vị của cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh; chi bộ các đơn vị sự nghiệp; chi bộ của các tổ chức hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

(5) Về biên chế

Trước mắt, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện có. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, tiếp tục hoàn thiện vị trí việc làm, thực hiện quản lý, sử dụng biên chế theo quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã mới nhất 2025?

Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã mới nhất 2025? (Hình từ Internet)

Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp xã mới nhất 2025?

Căn cứ tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025, hướng dẫn về phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp xã như sau:

(1) Cơ quan lãnh đạo

- Đại hội MTTQ Việt Nam cấp xã

Đại hội MTTQ Việt Nam cấp xã được tổ chức sau khi Đại hội Đảng bộ xã (Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

- Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã: Căn cứ vào Đề án được phê duyệt, Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ xã, phường, đặc khu và công nhận các chức danh trong Ban Thường trực MTTQ Việt Nam cấp xã.

Về số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã:

+ Đối với các xã thực hiện sáp nhập: Là tổng số ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam của các xã hiện có trước khi sáp nhập (không tính số ủy viên nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển địa bàn, thay đổi vị trí công tác khác hoặc có nguyện vọng xin thôi).

+ Đối với các xã không sáp nhập: Giữ số lượng ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam xã như hiện nay.

- Cơ cấu Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã

+ Đối với các xã thực hiện sáp nhập:

++ Cơ cấu, nhân sự Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã: Thực hiện theo Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025 của Bộ Chính trị.

++ Cơ cấu Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã là trưởng các tổ chức chính trị - xã hội (sau khi đã thực hiện sắp xếp): 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Bí thư Đoàn Thanh niên; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Nông dân (nơi có tổ chức Hội Nông dân); 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Công đoàn (ở nơi có tổ chức Công đoàn); trong đó, lựa chọn, phân công 01 đồng chí làm Phó chủ tịch thường trực. Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

+ Đối với các xã không sáp nhập:

++ Cơ cấu Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã: Thực hiện theo Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025 của Bộ Chính trị.

++ Cơ cấu Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã là trưởng các tổ chức chính trị - xã hội (01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Phụ nữ; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Bí thư Đoàn Thanh niên; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Cựu 9 chiến binh; 01 Phó Chủ tịch đồng thời làm Chủ tịch Hội Nông dân (nơi có tổ chức Hội Nông dân); 01 Phó Chủ tịch là Chủ tịch Công đoàn (nơi có tổ chức Công đoàn); trong đó, lựa chọn, phân công 01 đồng chí làm Phó chủ tịch thường trực. Khi Đại hội, số lượng Phó Chủ tịch thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Về số lượng Ban chấp hành, Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã

+ Đối với xã thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

+ Đối với các xã không sáp nhập: Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh giữ nguyên như hiện nay (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi).

Bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, đặc khu. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh) hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức, có con dấu riêng, đảm bảo nguyên tắc các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức (độc lập tương đối). Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã.

(2) Cơ quan tham mưu, giúp việc

Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã do Ban Thường vụ cấp ủy cấp xã quyết định thành lập; là cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội xã thực hiện các quy định của Pháp luật, Điều lệ MTTQ Việt Nam, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan (có con dấu và tài khoản riêng).

Biên chế cán bộ lãnh đạo, công chức các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã (mới): Định hướng khoảng 8 - 10 biên chế (gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, công chức giúp việc). Trước mắt có thể bố trí biên chế nhiều hơn (bao gồm cán bộ công tác Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể của huyện, xã hiện có, và có thể một số cán bộ, công chức cấp tỉnh); sau khi hoàn thiện vị trí việc làm, tối đa sau thời gian 05 năm phải thực hiện đúng theo quy định của cấp có thẩm quyền.

(3) Đối với các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Tổng số Ủy viên Ban chấp hành, Ban Thường vụ các hội quần chúng không vượt tổng số ủy viên của các xã trước khi thực hiện sáp nhập. Về số lượng cấp phó của mỗi tổ chức, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Đến khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

(4) Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố hiện nay

Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay kể từ ngày 01/8/2025. Cấp ủy, chính quyền địa phương có trách nhiệm xem xét, có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền. Thôn, tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, không phải là cấp hành chính.

(5) Ban Công tác Mặt trận ở Khu dân cư

- Đối với khu dân cư ổn định (không sáp nhập, chia tách): giữ nguyên như hiện nay gồm 09 - 11 người; cơ cấu gồm Trưởng ban, Phó ban và các thành viên là một số Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp cơ sở cư trú ở khu dân cư; đại diện chi ủy; người đứng đầu của các chi hội đoàn thể (Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Chữ Thập đỏ...); một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, tôn giáo...

- Đối với khu dân cư có sáp nhập, chia tách: Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã (phường, đặc khu) sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân xã (phường, đặc khu) quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.

(6) Về tổ chức đảng

Thành lập chi bộ cơ quan MTTQ Việt Nam cấp xã trực thuộc Đảng bộ xã, phường.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định:

- Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tinh gọn bộ máy nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã mới nhất 2025?
Pháp luật
Lộ trình bỏ Tòa án, Viện kiểm sát cấp huyện mới nhất 2025 theo Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025?
Pháp luật
Trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy cần phải bảo đảm yêu cầu nào theo Kết luận 127?
Pháp luật
Sáp nhập xã, tỉnh và bỏ cấp huyện 2025 mới nhất: CBCCVC hưởng chế độ chính sách gì tại Nghị định 67 sửa Nghị định 178?
Pháp luật
Tinh gọn bộ máy: 8 Luật được sửa đổi bổ sung trước 30 6 theo Kết luận 127? Thời hạn kiện toàn tổ chức bộ máy khi tinh gọn bộ máy?
Pháp luật
Toàn bộ đối tượng hưởng chính sách Nghị định 67 2025 sửa đổi nghị định 178 khi tinh gọn bộ máy?
Pháp luật
Tại sao phải tinh gọn bộ máy nhà nước? Nguyên nhân thực hiện tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18?
Pháp luật
Hướng dẫn 01/HD-UBND hướng dẫn Nghị định 178 về thang điểm đánh giá cán bộ, công chức, viên chức khi tinh gọn bộ máy?
Pháp luật
CBCCVC được tiếp tục hưởng chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tại Nghị định 178 khi nào theo Nghị định 67 về tinh gọn bộ máy?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm lựa chọn đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
29 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào