Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn tập thi THPT quốc gia bài 1? Đặc điểm của môn Lịch sử theo chương trình THPT?
Trắc nghiệm môn Lịch sử 12 ôn tập thi THPT quốc gia bài 1?
Tham khảo 25 câu trắc nghiệm thường gặp của bài 1 Liên hợp quốc môn Lịch sử lớp 12 dưới đây:
Câu 1. Ngày 24 – 10 hàng năm được lấy là ngày Liên hợp quốc gắn liền với sự kiện Lịch sử nào sau đây?
A. Liên hợp quốc thông qua 17 mục tiêu Chương trình nghị sự 2030.
B. Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an.
C. Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước phê chuẩn.
D. Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ Liên hợp quốc được triệu tập.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. Các nước phát xít giữ vai trò chủ đạo trong việc thành lập.
B. Là kết quả cũng những thỏa thuận giữa Liên Xô và Anh.
C. Phù hợp với khát vọng hòa bình chung của nhân dân thế giới.
D. Quá trình thành lập lâu dài và chịu ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh.
Câu 3. Một trong những văn kiện quan trọng được Liên hợp quốc ban hành nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới là
A. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
B. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
C. Chương trình nghị sự 2030.
D. Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hat nhân.
Câu 4. Mục tiêu nào sau đây được tổ chức Liên hợp quốc chú trọng và là cơ sở đề thực hiện các mục tiêu còn lại?
A. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
B. Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội thế giới
D. Trung tâm điều hòa hoạt động của các quốc gia
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh Lịch sử hình thành tổ chức Liên hợp quốc?
A. Nhân dân thế giới có khát vọng được chung sống hòa bình.
B. Nhu cầu thành lập tổ chức quốc tế mới thay thế tổ chức cũ.
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và cầm quyền ở nhiều nước.
D. Ý thức của các nước Đồng minh về việc tổ chức thế giới.
Câu 6. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời không phải là kết quả của những quyết định tại hội nghị nào?
A. I-an-ta (Liên Xô, năm 1945).
B. Tê-hê-ran (I-ran, năm 1943).
C. Xan Phran-xi-xcô (Mĩ, năm 1945).
D. Muy-nich (Đức, năm 1938).
Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Đại diện 50 nước họp ở Xan Phran-xi-xcô (Mĩ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.
D. Bản “Tuyên bố Liên hợp quốc” được đại diện 26 nước kí kết tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).
Câu 8. Hiện nay, một trong những cuộc xung đột trên thế giới mà Liên hợp quốc vẫn chưa giải quyết được là ở
A. Trung Đông.
B. Goa-tê-ma-la.
C. Mô-dăm-bich.
D. En Xan-va-do.
Câu 9. Mục tiêu nào sau đây của Liên hợp quốc là cơ sở cho các mục tiêu khác
A. Đảm bảo quyền con người, không phân biệt chủng tộc.
B. Duy trì hòa bình an ninh quốc tế.
C. Giải quyết các vấn đề về an ninh kinh tế xã hội.
D. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Xem đầy đủ 25 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 bài 1 Liên hợp quốc tại đây. Tải về
*Thông tin mang tính chất tham khảo*
Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn tập thi THPT quốc gia bài 1? Đặc điểm của môn Lịch sử theo chương trình THPT? (Hình từ Internet)
Đặc điểm của môn Lịch sử theo Chương trình giáo dục THPT?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặc điểm của môn Lịch sử được quy định cụ thể như sau:
Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...
Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
Định hướng chung của môn Lịch sử theo Chương trình giáo dục THPT ban hành kèm Thông tư 32?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT định hướng chung của môn Lịch sử được quy định tại mục 1 Chương VI cụ thể như sau:
Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau sáp nhập tỉnh: giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc như thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào?
- Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025? Tải về mẫu quyết định?
- Xem trực tiếp đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025 trên kênh nào? Link xem đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
- Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2025? Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ra sao?