Ví dụ về kỳ kế toán, kỳ kế toán gồm các khoảng thời gian nào?
Ví dụ về kỳ kế toán, kỳ kế toán gồm các khoảng thời gian nào?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật kế toán 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
14. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
15. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
...
Theo đó kỳ kế toán bao gồm khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
Một số ví dụ về kỳ kế toán (theo Điều 12 Luật kế toán 2015):
- Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
+ Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
+ Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
+ Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
- Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập:
+ Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật kế toán 2015;
+ Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật kế toán 2015.
- Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật kế toán 2015 đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
- Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian không quá 03 kỳ kế toán tháng liên tiếp thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải không quá 15 tháng.
Ví dụ về kỳ kế toán, kỳ kế toán gồm các khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Nhân viên kế toán của đơn vị chỉ có 1 người thì có được bố trí người đó làm kế toán trưởng hay không?
Theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định:
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
2. Phụ trách kế toán:
a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
...
Theo đó đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước và các doanh nghiệp siêu nhỏ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
Như vậy đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng. Nếu nhân viên kế toán của đơn vị chỉ có 1 người nhưng nhân viên kế toán này lại chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn để bố trí làm kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định.
Kế toán trưởng cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Theo Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định thì kế toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện như:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán;
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Ngoài ra các đơn vị kế toán khác nhau sẽ có các tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể để phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.











- Mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 online đẹp và ấn tượng? CBCCVC và người lao động được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 bao nhiêu ngày?
- Hoàn thành Nghị định sửa đổi Nghị định 204 về hệ số lương cán bộ công chức viên chức theo yêu cầu tại Nghị quyết 74 vào thời gian nào?
- UBND Hà Nội Hướng dẫn: Chốt tinh giản biên chế cán bộ, công chức viên chức và giải quyết chính sách theo 3 yêu cầu nào?
- Cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung nếu có nguyện vọng xin nghỉ khi có văn bản không đồng ý đúng không?
- Thống nhất tăng lương cho cán bộ công chức cấp xã nếu thuộc trường hợp có năng lực nổi trội tại Nghị định 178, cụ thể ra sao?