Ngân sách là gì, ngân sách nhà nước là gì, thu chi các khoản nào? Ngân sách Nhà nước đóng BHYT cho những đối tượng nào?
Ngân sách là gì, ngân sách nhà nước là gì, thu chi các khoản nào?
Theo Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
15. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
...
Theo đó có thể hiểu ngân sách là một kế hoạch tài chính mà cá nhân, tổ chức, hoặc chính phủ sử dụng để dự kiến các khoản thu nhập và chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tháng hoặc hàng năm. Ngân sách giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn, đảm bảo rằng các nguồn lực được phân bổ hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Theo Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định ngân sách nhà nước thu chi các khoản sau:
- Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
+ oàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
+ Chi đầu tư phát triển;
+ Chi dự trữ quốc gia;
+ Chi thường xuyên;
+ Chi trả nợ lãi;
+ Chi viện trợ;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách là gì, ngân sách nhà nước là gì, thu chi các khoản nào? (Hình từ Internet)
Từ ngày 1/7/2025, ngân sách Nhà nước sẽ đóng BHYT cho những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm:
(1) Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(2) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân; học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
(3) Học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài;
(4) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT;
(5) Dân quân thường trực;
(1) Người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; cựu chiến binh;
(7) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
(8) Trẻ em dưới 6 tuổi;
(9) Thân nhân của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
(10) Thân nhân của người có công với cách mạng, vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng khác hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và cá nhân có liên quan theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
(11) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này theo quy định của pháp luật;
(12) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
(13) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam;
(14) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú tại xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người dân tộc thiểu số đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
(15) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
(16) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
(17) Người đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định của pháp luật có liên quan; người đang hưởnvg trợ cấp tuất hằng tháng mà thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội;
(18) Người từ đủ 75 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
(19) Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH;
(20) Người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đang trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.
Như vậy, từ ngày 01/7/2025, những đối tượng trên sẽ được ngân sách Nhà nước đóng BHYT.
Mức đóng BHYT do ngân sách Nhà nước đóng cụ thể cho từng đối tượng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
3. Mức đóng do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng và do ngân sách nhà nước đóng;
b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s, t và u khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tham chiếu và do ngân sách nhà nước đóng;
c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tham chiếu và do ngân sách nhà nước đóng thông qua cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng;
d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tham chiếu do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.
...
Chiếu theo quy định trên, mức đóng BHYT cụ thể của từng đối tượng thuộc nhóm được ngân sách nhà nước đóng BHYT như sau:
- Đối tượng (1) mức đóng BHYT tối đa bằng 6% tiền lương tháng và do ngân sách nhà nước đóng;
- Các đối tượng (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (14), (15), (16), (17), (18), (19) và (20) mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức tham chiếu và do ngân sách nhà nước đóng;
- Đối tượng (13) mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức tham chiếu và do Ngân sách Nhà nước đóng thông qua cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng.
Ngoài ra, đối tượng được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT (khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024) sẽ được hỗ trợ tối đa bằng 6% mức tham chiếu do đối tượng tự đóng và được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.
*Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.











- Bảng tra cứu thời điểm nghỉ hưu theo tháng sinh năm sinh mới nhất 2025 là bảng nào?
- Chính thức: CCVC và người lao động nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 sẽ được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi đáp ứng điều kiện nào?
- Biên chế lại cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện khi sáp nhập xã, bỏ huyện thế nào theo Tờ trình 624?
- Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội thì ngân sách chi trả chế độ lấy từ đâu?
- Chốt điều kiện hưởng lương hưu ngay khi Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 là gì?