Tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế được quy định ra sao?
Tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, cán bộ thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật thì độ tuổi nghỉ hưu trước tuổi được quy định như sau:
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên. Trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bất buộc trở lên (riêng nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên)
- Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Như vậy, những đối tương cán bộ công chức tinh giản biên chế nghỉ hưu trước tuổi theo độ tuổi trên đáp ứng điều kiện sẽ được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi.
Tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế là bao nhiêu?
Tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức trong năm 2023 được quy định như thế nào?
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cán bộ, công chức 2008 và khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ vào Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy đinh tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức trong điều kiện lao động bình thường năm 2023 là:
- Đủ 60 tuổi 9 tháng đối với lao động nam;
- Đủ 56 tuổi đối với lao động nữ;
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường như sau:
Ai chưa thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về các đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy có đối tượng thuộc 2 trường hợp trên tạm thời chưa thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2023.
Tuy nhiên đối với các cá nhân đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi vẫn có thể tự nguyện tinh giản biên chế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?