Từ ngày 22/4/2025, giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con có phải dạy bù không?
Từ ngày 22/4/2025, giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con có phải dạy bù không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên
...
2. Trường hợp thời gian nghỉ hè và thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ có giai đoạn trùng nhau, ngoài thời gian nghỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm:
a) Thời gian nghỉ thai sản theo quy định;
b) Thời gian nghỉ hè ngoài thời gian nghỉ thai sản (trước hoặc sau thời gian nghỉ thai sản);
c) Trường hợp thời gian nghỉ hè quy định tại điểm b khoản này ít hơn số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động thì giáo viên được nghỉ thêm một số ngày. Tổng số ngày nghỉ thêm và số ngày nghỉ quy định tại điểm b khoản này bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Thời gian nghỉ thêm được sắp xếp linh hoạt theo thỏa thuận giữa giáo viên với hiệu trưởng.
3. Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù.
...
Theo đó, trường hợp giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù.
Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được dạy bù.
Từ ngày 22/4/2025, giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con có phải dạy bù không? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
- Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần đối với giáo viên như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần đối với giáo viên như sau:
- Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết;
- Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết;
Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để bảo đảm hoạt động chung của nhà trường;
- Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở, 15 tiết đối với cấp trung học phổ thông;
- Giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết;
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 08 tiết đối với các trường tiểu học còn lại.
Căn cứ chia vùng thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT;
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học cơ sở còn lại;
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng số lớp cấp tiểu học và trung học cơ sở từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học phổ thông có nhiều cấp học còn lại.
Lưu ý: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/4/2025.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.











- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?