Trước 15/4/2025, đề xuất phương án hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ theo Nghị quyết 77 ra sao?
Trước 15/4/2025, đề xuất phương án hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ theo Nghị quyết 77 ra sao?
Ngày 10/4/2025 vừa qua, Chính Phủ chính thức ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến chính phủ với địa phương.
Căn cứ theo điểm b tiểu mục 1 Mục 2 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025 quy định như sau:
II. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới
1. Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chủ động, linh hoạt, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả với những vấn đề phát sinh, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên
...
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
(1) Khẩn trương rà soát, đánh giá chính xác tác động từ chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trước ngày 15 tháng 4 năm 2025 phương án hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
(2) Khẩn trương trình cấp có thẩm quyền dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 đến ngày 31 tháng 12 năm 2026 và Nghị định quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; hoàn thành trong tháng 4 năm 2025.
(3) Khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân, hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Việt Nam, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 15 tháng 4 năm 2025 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Theo đó, Nghị quyết 77 năm 2025 quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, đánh giá chính xác tác động từ chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trước ngày 15 tháng 4 năm 2025 phương án hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Như vậy, trước 15/4/2025, thực hiện đề xuất phương án hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ theo Nghị quyết 77 năm 2025.
Trước 15/4/2025, đề xuất phương án hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Hoa Kỳ theo Nghị quyết 77 ra sao? (Hình từ Internet)
Người lao động bị cho thôi việc vì lý do kinh tế thì có được bồi thường không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
...
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
...
Theo đó, trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019.
Còn với trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
- Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm vì lí do kinh tế, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc cho người lao động được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.


- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Nghỉ thôi việc: Ưu tiên nhất trường hợp không đảm bảo yêu cầu công việc của cán bộ công chức tại khu vực Hà Nội đúng không?
- Ủy ban TVQH chốt giải quyết chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh lấy kinh phí từ đâu theo Nghị quyết 76?