Ủy ban TVQH chốt giải quyết chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh lấy kinh phí từ đâu theo Nghị quyết 76?

Theo quy định tại Nghị quyết 76, khi sáp nhập tỉnh thì lấy kinh phí từ đâu để giải quyết chính sách cho cán bộ công chức?

Ủy ban TVQH chốt giải quyết chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh lấy kinh phí từ đâu theo Nghị quyết 76?

Căn cứ tại Điều 15 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính như sau:

- Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để thực hiện xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính; tổ chức tuyên truyền, vận động; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính và các nhiệm vụ cần thiết khác do sắp xếp đơn vị hành chính.

- Kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính do ngân sách địa phương bảo đảm. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng kinh phí thường xuyên trong nguồn ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách để chi các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 15 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.

Ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 100 tỷ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã giảm từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2025 theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể các nhiệm vụ chi tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 và quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính của các cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo đó, giải quyết chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh lấy kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Xem thêm:

>>>>>>>> Lịch nghỉ tết 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức

>> Tải mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 chuyên nghiệp dành cho công ty?

>> Nghỉ thôi việc: Ưu tiên nhất trường hợp không đảm bảo yêu cầu công việc của cán bộ công chức?

>> Sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 76: Giữ nguyên chính sách tiền lương của cán bộ công chức

>> Thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập tỉnh đặt trung tâm hành chính - chính trị tại đâu?

>> Thống nhất không giải quyết chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178

Ủy ban TVQH chốt giải quyết chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh lấy kinh phí từ đâu theo Nghị quyết 76?

Ủy ban TVQH chốt giải quyết chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh lấy kinh phí từ đâu theo Nghị quyết 76? (Hình từ Internet)

Sáp nhập tỉnh thì đổi tên đơn vị hành chính cần thủ tục gì?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục thành lập sáp nhập tỉnh như sau:

1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Được bầu bao nhiêu đại biểu trong hội đồng nhân dân cấp tỉnh vùng cao?

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:

Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
c) Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
d) Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
...

Theo đó, hội đồng nhân dân cấp tỉnh vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Điều chỉnh lại số biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh thế nào theo Tờ trình 624?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 74: Chính thức sắp xếp CBCCVC khi sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nào?
Lao Động Tiền Lương
Không thực hiện sắp xếp tỉnh, xã theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Tờ trình 624 nếu đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã có vị trí thế nào? Biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sắp xếp ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Tên gọi mới sau sáp nhập tỉnh của 34 tỉnh thành theo Nghị quyết 60-NQ/TW dự kiến thế nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?
Lao Động Tiền Lương
Thực hiện đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã tại Kết luận 137 theo nguyên tắc nào? Số lượng cán bộ công chức cấp xã ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh gồm 34 tỉnh thành chính thức, cụ thể ra sao? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?
Lao động tiền lương
Danh sách tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Công văn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành được triển khai thực hiện trong Đề án, Tờ trình khi nào áp dụng trong thực tế? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Danh sách 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 năm 2025 ra sao? Xác định số lượng đại biểu HĐNĐ như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh về làm lãnh đạo cấp xã trong trường hợp nào theo định hướng Công văn 03?
Lao Động Tiền Lương
Diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh tăng vượt trội sau sáp nhập tỉnh, cụ thể thế nào? Cán bộ công chức tại thành phố Hồ Chí Minh phải có ý thức kỷ luật thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sáp nhập tỉnh
17 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào