Trả thêm tiền lương cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm đủ thời thời gian ngày làm việc bình thường?
- Trả thêm tiền lương cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm đủ thời thời gian ngày làm việc bình thường?
- Trường hợp không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày thì có vi phạm pháp luật không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày không?
Trả thêm tiền lương cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm đủ thời thời gian ngày làm việc bình thường?
Đối với hiện tại theo khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
...
Theo đó hiện nay lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ đó vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để tiếp tục làm việc thì ngoài tiền lương lao động nữ còn nhận thêm tiền lương trả theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Trước đây tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định như sau;
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
...
Như vậy, trước đây người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 30 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được nhận đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Không có quy định lao động nữa không nghỉ mà tiếp tục làm sẽ được nhận thêm tiền lương.
Như so với trước đây thì Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm đủ thời thời gian ngày làm việc bình thường sẽ được nhận thêm tiền lương trả theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ, trong khi tại quy định cũ không đề cập đến vấn đề này.
Trả thêm tiền lương cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm đủ thời thời gian ngày làm việc bình thường?
Trường hợp không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày thì có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
...
Theo đó khi người sử dụng lao động không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác là vi phạm pháp luật.
Người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức (Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Đồng thời người sử dụng lao động vi phạm còn phải trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Theo đó đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì số tiền mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt được nâng lên gấp 2 lần là 10.000.000 đối với tổ chức.
Nhưng mức xử phạt của tội không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày đối với tổ chức là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Vậy có thể kết luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành vi không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?