Tổng hợp các Nghị định về tuổi nghỉ hưu mới nhất gồm những Nghị định nào?
Tổng hợp các Nghị định về tuổi nghỉ hưu mới nhất gồm các Nghị định nào?
Các Nghị định về tuổi nghỉ hưu hiện hành bao gồm:
Số hiệu | Tên văn bản | Ngày có hiệu lực |
Quy định về tuổi nghỉ hưu | 01/01/2021 | |
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý | 20/10/2022 | |
Sửa đổi bổ sung Nghị định 83/2022/NĐ-CP | 26/7/2024 | |
Quy định về tinh giản biên chế | 20/7/2023 | |
Quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng | 01/01/2025 | |
Về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị | 16/01/2025 | |
Sửa đổi bổ sung Nghị định 178/2025/NĐ-CP | 15/3/2025 | |
Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. (Sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 76/2009/NĐ-CP, Nghị định 14/2012/NĐ-CP, Nghị định 17/2013/NĐ-CP, Nghị định 117/2016/NĐ-CP) | 04/01/2005 |
Tổng hợp các Nghị định về tuổi nghỉ hưu mới nhất gồm những Nghị định nào?
Một số Nghị định có liên quan đến tuổi nghỉ hưu và điều kiện chính sách hưu trí là gì?
Ngoài các Nghị định nêu trên, còn có một số còn một số văn bản liên quan đến tuổi nghỉ hưu, điều kiện chính sách hưu trí có thể kể đến như:
Nghị định 115/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nghị định 134/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nghị định 03/2003/NĐ-CP Về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương
Nghị định 33/2016/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Nghị định 88/2016/NĐ-CP Về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện (Sửa đổi bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP)
Nghị định 76/2019/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định 73/2024/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 98/2023/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
Đối tượng nào áp dụng dụng chính sách chế độ theo Nghị định 178/2025/NĐ-CP?
Đối tượng áp dụng dụng chính sách chế độ theo Nghị định 178/2025/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu mới nhất bao gồm:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2025/NĐ-CP và lực lượng vũ trang chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy), bao gồm:
- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 1 Nghị định 178/2025/NĐ-CP, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và lực lượng vũ trang còn đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2025/NĐ-CP không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
(3) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
(4) Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 05 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 05 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 76: Giữ nguyên chính sách tiền lương của cán bộ công chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp, cụ thể thế nào?