Tiến hành xem xét kết quả thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn bởi ai?
Tiến hành xem xét kết quả thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn bởi ai?
Căn cứ theo tiết 5.5.2 tiểu mục 5.5 Mục 5 TCVN 11911:2017 quy định như sau:
Hành động khắc phục và cải tiến công tác ATVSLĐ
5.5.1 Xem xét kết quả thực hiện
a) Người sử dụng lao động quyết định thời điểm xem xét kết quả thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ
b) Thành phần tham gia xem xét: ngoài những đại diện khi đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ hoặc khi đánh giá định kỳ, người sử dụng lao động có thể mời thêm chuyên gia đánh giá hoặc cán bộ tư vấn nếu thấy cần thiết.
c) Trước khi xem xét kết quả thực hiện, cần kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.
d) Hồ sơ và những thông tin cần có trước khi xem xét:
- Bản kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
- Các biên bản đánh giá định kỳ.
- Tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa.
- Các khuyến nghị về cải tiến công nghệ, thiết bị,... của dây chuyền sản xuất.
- Những thông tin nhận được từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài cơ sở sản xuất liên quan đến ATVSLĐ.
c) Kết luận của người sử dụng lao động sau khi xem xét kết quả thực hiện kế hoạch bao gồm mọi quyết định và hành động liên quan đến các thay đổi có thể có đối với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất; nhất quán với cam kết bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.
5.5.2 Hành động khắc phục và cải tiến
a) Khắc phục các yếu tố nguy hiểm hoặc có hại đối với người lao động trong từng công đoạn, của từng thiết bị.
b) Nâng cấp điều kiện làm việc, thiết bị công nghệ theo hướng đảm bảo ATVSLĐ tốt hơn.
c) Thay thế những thiết bị công nghệ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn bằng những thiết bị tiên tiến, hiện đại thỏa mãn các mục tiêu và tiêu chí ATVSLĐ.
d) Cải tiến các nội dung trong hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả của công tác ATVSLĐ.
Theo đó, tiến hành xem xét kết quả thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn bởi những đại diện khi đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ hoặc khi đánh giá định kỳ, người sử dụng lao động có thể mời thêm chuyên gia đánh giá hoặc cán bộ tư vấn nếu thấy cần thiết
Tiến hành xem xét kết quả thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn bởi ai? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về công tác chuẩn bị đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 11911:2017 quy định như sau:
Lập kế hoạch
5.2.1 Yêu cầu về công tác chuẩn bị
a) Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ, trọng tâm là các yếu tố nguy hiểm hoặc có hại có thể dẫn đến mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
b) Người sử dụng lao động quyết định thành phần tham gia và thời điểm đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ.
c) Thời điểm cần đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ:
- Trước khi cơ sở sản xuất bắt đầu hoạt động.
- Trước khi lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ hàng năm.
CHÚ THÍCH: Năm sản xuất đầu tiên có thể sử dụng kết quả đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ của lần đánh giá trước khi cơ sở sản xuất bắt đầu hoạt động để lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
- Đánh giá bổ sung sau khi thay đổi nguyên liệu, công nghệ hoặc sau khi có sự cố kỹ thuật.
d) Các nguy cơ gây mất ATVSLĐ chủ yếu trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được trình bày ở Phụ lục A.
đ) Người sử dụng lao động có thể căn cứ vào chỉ số rủi ro để lập danh sách sắp xếp thứ tự ưu tiên các trường hợp cần xử lý trước trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ (Phụ lục B và Phụ lục C).
e) Biên bản đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ và danh sách chỉ số rủi ro tương ứng với các nguy cơ gây mất an toàn được lưu hồ sơ và sẽ là những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
...
Theo đó, yêu cầu về công tác chuẩn bị đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ như sau:
- Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ, trọng tâm là các yếu tố nguy hiểm hoặc có hại có thể dẫn đến mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
- Người sử dụng lao động quyết định thành phần tham gia và thời điểm đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ.
- Thời điểm cần đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ:
+ Trước khi cơ sở sản xuất bắt đầu hoạt động.
+ Trước khi lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ hàng năm.
CHÚ THÍCH: Năm sản xuất đầu tiên có thể sử dụng kết quả đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ của lần đánh giá trước khi cơ sở sản xuất bắt đầu hoạt động để lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
+ Đánh giá bổ sung sau khi thay đổi nguyên liệu, công nghệ hoặc sau khi có sự cố kỹ thuật.
- Các nguy cơ gây mất ATVSLĐ chủ yếu trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được trình bày ở Phụ lục A TẠI ĐÂY
- Người sử dụng lao động có thể căn cứ vào chỉ số rủi ro để lập danh sách sắp xếp thứ tự ưu tiên các trường hợp cần xử lý trước trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ (Phụ lục B TẠI ĐÂY và Phụ lục C TẠI ĐÂY).
- Biên bản đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ và danh sách chỉ số rủi ro tương ứng với các nguy cơ gây mất an toàn được lưu hồ sơ và sẽ là những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
Kiểm tra hàng ngày quá trình thực hiện kế hoạch đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 TCVN 11911:2017 quy định như sau:
Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch
5.4.1 Kiểm tra hàng ngày
- Sau khi kế hoạch quản lý ATVSLĐ được người sử dụng lao động phê duyệt, công tác kiểm tra phải được tiến hành hàng ngày.
- Cán bộ ATVSLĐ chuyên trách, bán chuyên trách cần nhắc nhở người lao động ở các vị trí làm việc như kho bãi, nhà xưởng, ... những hiện tượng có thể dẫn đến mất ATVSLĐ và ghi chép để báo cáo người có trách nhiệm. Đồng thời phải kiểm tra, nhắc nhở người vận hành thiết bị theo dõi và ghi chép hoạt động của thiết bị theo quy định.
....
Theo đó, kiểm tra hàng ngày quá trình thực hiện kế hoạch đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ như sau:
- Sau khi kế hoạch quản lý ATVSLĐ được người sử dụng lao động phê duyệt, công tác kiểm tra phải được tiến hành hàng ngày.
- Cán bộ ATVSLĐ chuyên trách, bán chuyên trách cần nhắc nhở người lao động ở các vị trí làm việc như kho bãi, nhà xưởng, ... những hiện tượng có thể dẫn đến mất ATVSLĐ và ghi chép để báo cáo người có trách nhiệm. Đồng thời phải kiểm tra, nhắc nhở người vận hành thiết bị theo dõi và ghi chép hoạt động của thiết bị theo quy định.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?