Thực hiện đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã tại Kết luận 137 theo nguyên tắc nào? Số lượng cán bộ công chức cấp xã ra sao?

Tại Kết luận 137 quy định việc thực hiện đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã theo nguyên tắc nào? Số lượng cán bộ công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã thế nào?

Thực hiện đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhâp xã tại Kết luận 137 theo nguyên tắc nào?

Theo khoản 3 Kết luận 137-KL/TW 2025 quy định về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã như sau:

Nguyên tắc và tiêu chuẩn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 50% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

- Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp (xã, phường, thị trấn) thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp các xã, thị trấn thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là xã.

- Khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã cần chú trọng các yếu tố đặc thù như lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; quy mô, trình độ phát triển kinh tế…

- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện, cấp xã hiện nay.

Việc đặt tên của đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, khoa học.

Như vậy đặt tên của đơn vị hành chính cấp cơ sở theo những nguyên tắc sau:

- Sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, khoa học;

- Khuyến khích đặt tên theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin;

- Đặt tên của đơn vị hành chính có giá trị lịch sử, truyền thống, văn hoá và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Mới: Chốt chính sách tiền lương mới áp dụng CBCCVC bố trí làm việc tại đơn vị hành chính mới

Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức

Quyết định 252: Thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang

Nghị quyết 60: Thống nhất rà soát lại chế độ, lộ trình tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức

Thực hiện đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhâp xã tại Kết luận 137 theo nguyên tắc nào? Số lượng cán bộ công chức cấp xã ra sao?

Chính thức đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhâp xã tại Kết luận 137 theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Số lượng cán bộ công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định số lượng cán bộ công chức cấp xã như sau:

- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:

+ Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;

+ Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:

+ Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;

+ Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.

- Quy mô dân số (bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) và diện tích tự nhiên tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm để xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Trường hợp ở đơn vị hành chính cấp xã tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm có thay đổi về quy mô dân số, diện tích tự nhiên quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP hoặc có thay đổi về loại đơn vị hành chính thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, điều chỉnh tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã (tính cho cả đơn vị hành chính cấp tỉnh) bảo đảm theo đúng quy định.

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nhưng phải bảo đảm tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc các đơn vị hành chính cấp huyện không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã tính cho cả đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng cụ thể cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã và bố trí số lượng công chức của từng chức danh công chức cấp xã thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã. Số lượng cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã có thể thấp hơn mức của cấp xã loại III hoặc có thể cao hơn mức của cấp xã loại I tại khoản 1 Điều này, nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã của cả đơn vị hành chính cấp huyện được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao.

- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP bao gồm cả người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã và cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.

Cán bộ công chức cấp xã không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 nếu nghỉ thôi việc thì hưởng chính sách gì?

Theo Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và người làm việc tại các hội quy định tại điểm a, điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cụ thể:

Cán bộ công chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ như sau:

- Được hưởng trợ cấp thôi việc:

+ Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

+ Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

- Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Trung ương hỗ trợ kinh phí 100 tỷ đồng cho các tỉnh thành theo Nghị quyết 76 như thế nào? Trường hợp nào đại biểu HĐND bị tạm đình chỉ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Điều chỉnh lại số biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh thế nào theo Tờ trình 624?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 74: Chính thức sắp xếp CBCCVC khi sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nào?
Lao Động Tiền Lương
Không thực hiện sắp xếp tỉnh, xã theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Tờ trình 624 nếu đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã có vị trí thế nào? Biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sắp xếp ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Tên gọi mới sau sáp nhập tỉnh của 34 tỉnh thành theo Nghị quyết 60-NQ/TW dự kiến thế nào? Xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?
Lao Động Tiền Lương
Thực hiện đặt tên cho đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã tại Kết luận 137 theo nguyên tắc nào? Số lượng cán bộ công chức cấp xã ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh gồm 34 tỉnh thành chính thức, cụ thể ra sao? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Danh sách 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 năm 2025 ra sao? Xác định số lượng đại biểu HĐNĐ như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 60 NQ TW năm 2025: Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập, hợp nhất chính thức như thế nào? Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ gì?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh: Chi tiết 6 trường hợp sáp nhập tận 3 tỉnh thành với nhau theo Nghị quyết 60? Được bầu bao nhiêu đại biểu trong hội đồng nhân dân cấp tỉnh miền núi?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sáp nhập tỉnh
247 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào