Thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 về An toàn của môđun quang điện như thế nào?
Thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 về An toàn của môđun quang điện như thế nào?
Căn cứ theo Mục 8 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về thử nghiệm như sau:
Môđun PV phải được chia thành các nhóm và chịu các thử nghiệm an toàn cho trên Hình 1, được thực hiện theo thứ tự quy định. Môđun PV phải được chọn sao cho các thử nghiệm ứng suất môi trường ở 4.2 được đáp ứng. Mỗi một ô trên Hình 1 đề cập đến một điều nhỏ tương ứng như được mô tả trong Điều 4.
Môđun PV dự phòng có thể được đưa vào chương trình thử nghiệm an toàn với điều kiện là chúng đã được thử nghiệm một cách thích hợp về môi trường để đáp ứng các điều kiện tiên quyết cần thiết.
Các quy trình và tiêu chí thử nghiệm, bao gồm phép đo ban đầu và cuối cùng, khi cần thiết, được mô tả chi tiết ở các điều từ 10.2 đến 10.33. Một số thử nghiệm giống các thử nghiệm trong TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) và được viện dẫn ở Điều 4. Khi thực hiện các thử nghiệm này, các hướng dẫn của nhà chế tạo về di chuyển, lắp và đấu nối phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Môđun PV dùng cho trình tự B phải được chiếu bức xạ 60 kWh/m2 trong chu kỳ thứ nhất từ mặt trước của mẫu và 60 kWh/m2 từ mặt sau trong chu kỳ thứ hai (MST 54). Bằng cách đó, mặt trước và mặt sau của môđun PV sẽ phải chịu cùng một liều UV.
Các phép đo kiểm soát trung gian (MST 01, MST 16, MST 17) sau mỗi thử nghiệm ứng suất chỉ để tham khảo và có thể được bỏ qua. Phép đo cuối cùng là bắt buộc.
Thời gian chờ (48 h đến 96 h) khi kết thúc trình tự thử nghiệm phải đảm bảo thời gian tối thiểu giữa kiểm tra kiểm soát ngay sau khi hoàn thành từng thử nghiệm môi trường (bộ đếm thời gian bắt đầu sau khi hoàn thành MST 51, MST 52 và MST 53) và kiểm tra bằng mắt lần thứ hai. Điều này là do sự thay đổi có thể có do các khuyết tật nhìn thấy được biểu hiện một vài giờ khác so với vài ngày sau khi thử nghiệm ứng suất môi trường. Thời gian chờ không áp dụng cho việc kiểm tra kiểm soát bất kỳ nào khác ngoài kiểm tra bằng mắt.
Các thử nghiệm trong trình tự F có thể được thực hiện trên các môđun riêng rẽ. Các thử nghiệm MST 21 và MST 25 có thể được thực hiện trên các mẫu được chuẩn bị đặc biệt (ví dụ như nhiệt ngẫu bên trong tấm nhiều lớp hoặc hộp kết nối). Nếu bất kỳ thử nghiệm riêng rẽ nào của trình tự này tác động đến kết quả của một trong các thử nghiệm sau đó thì phải sử dụng một mẫu riêng rẽ. Tác động lên đầu ra của môđun được xác nhận bằng MST 02.
Số lượng môđun PV yêu cầu cho thử nghiệm cháy MST 23 phụ thuộc vào quy trình thử nghiệm liên quan.
Thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 về An toàn của môđun quang điện như thế nào?
Tiêu chí đạt thử nghiệm chất lượng an toàn của môđun quang điện là gì?
Căn cứ theo Mục 9 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về tiêu chí đạt như sau:
Sản phẩm cần đánh giá phải được công bố là đạt thử nghiệm chất lượng an toàn, nếu các mẫu thử nghiệm đáp ứng tất cả các tiêu chí của từng thử nghiệm riêng rẽ và không mất tính liên tục về điện trong quá trình thử nghiệm ở các trình tự từ A đến F. Sản phẩm được xem là không phù hợp với tiêu chuẩn này nếu mẫu bất kỳ không đạt một hoặc nhiều thử nghiệm.
Trong trường hợp không đạt, nhà chế tạo được khuyến nghị chuẩn bị phân tích lỗi và đề xuất các hành động khắc phục. Tùy thuộc vào (các) sửa đổi được đề xuất, có thể xác định một chương trình đánh giá lại trước khi thử nghiệm (IEC TS 62915), bao gồm rà soát thiết kế theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1).
Các cấp và quy trình thử nghiệm cần thiết theo TCVN 12232-2:2018 là gì?
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định như sau:
Thử nghiệm cụ thể mà một môđun phải chịu phụ thuộc vào cấp được xác định theo TCVN 12232-1 (IEC 61730-1) viện dẫn đến IEC 61140, được mô tả trong Bảng 6. Thứ tự thực hiện các thử nghiệm phải theo Hình 1. Một số thử nghiệm phải được thực hiện như các thử nghiệm ổn định trước.
Bảng 6 - Thử nghiệm yêu cầu, phụ thuộc vào cấp
Cấp theo IEC 61440 | Thử nghiệm | ||
II | 0 | III | Thử nghiệm ứng suất môi trường |
X | X | X | MST 51 Chu kỳ nhiệt (TC50 hoặc TC200) |
X | X | X | MST 52 Đóng băng hơi ẩm (HF10) |
X | X | X | MST 53 Nhiệt ẩm (DH1000) |
X | X | X | MST 54 Ổn định trước UV |
X1 | X1 | X1 | MST 55 Ổn định lạnh |
X1 | X1 | X1 | MST 56 Ổn định nóng khô |
Thử nghiệm kiểm tra chung | |||
X | X | X | MST 01 Kiểm tra bằng mắt |
X | X | X | MST 02 Tính năng ở điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) |
X | X | X | MST 03 Xác định công suất lớn nhất |
X | X | X | MST 04 Chiều dày cách điện |
X | X | - | MST 05 Độ bền ghi nhãn |
X | X | X | MST 06 Thử nghiệm cạnh sắc |
Thử nghiệm nguy hiểm điện giật | |||
X | X | - | MST 11 Thử nghiệm khả năng tiếp cận |
X | X | - | MST 12 Thử nghiệm tính dễ cắt |
X | X | - | MST 13 Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế |
X | X | - | MST 14 Thử nghiệm điện áp xung |
X | X | X | MST 16 Thử nghiệm cách điện |
X | X | - | MST 17 Thử nghiệm dòng điện rò ướt |
X | X | X | MST 42 Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối |
Thử nghiệm nguy cơ cháy | |||
X | X | X | MST 21 Thử nghiệm nhiệt độ |
X | X | X | MST 22 Thử nghiệm độ bền tại điểm nóng |
X2 | X2 | X2 | MST 23 Thử nghiệm cháy |
X | X | X | MST 24 Thử nghiệm khả năng bắt lửa |
X | X | X | MST 25 Thử nghiệm nhiệt của điốt rẽ nhánh |
X | X | - | MST 26 Thử nghiệm quá tải dòng điện ngược |
Thử nghiệm ứng suất cơ | |||
X | X | X | MST 32 Thử nghiệm vỡ môđun |
X | X | X | MST 33 Thử nghiệm đấu nối kiểu vít |
X | X | X | MST 34 Thử nghiệm tải cơ |
X3,5 | X3,5 | X3,5 | MST 35 Thử nghiệm bóc tách |
X4,5 | X4,5 | X4,5 | MST 36 Thử nghiệm độ bền gắn kết |
X | X | X | MST 37 Thử nghiệm rão vật liệu |
X Thử nghiệm yêu cầu. - Không cần thực hiện thử nghiệm. 1 Chỉ yêu cầu để chứng minh việc giảm độ nhiễm bẩn PD = 2 xuống PD = 1. 2 Thử nghiệm cháy được quy định theo quốc gia và thường chỉ yêu cầu đối với sản phẩm tích hợp tòa nhà hoặc đưa vào tòa nhà. Do đó, việc áp dụng thử nghiệm cháy không phụ thuộc vào cấp mà phụ thuộc vào vị trí lắp đặt. 3 Thử nghiệm này không áp dụng cho các cụm liên kết cứng-cứng (ví dụ: môđun PV thủy tinh/thủy tinh). 4 Thử nghiệm này không áp dụng đối với các cụm liên kết cứng-mềm hoặc mềm-mềm. 5 Chỉ yêu cầu để kiểm chứng các mối ghép gắn kín xung quanh các cạnh môđun PV. |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?