Cấp và quy trình thử nghiệm cần thiết theo TCVN 12232-2:2018 về an toàn môđun quang điện là gì?
Các cấp và quy trình thử nghiệm cần thiết theo TCVN 12232-2:2018 là gì?
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định như sau:
Thử nghiệm cụ thể mà một môđun phải chịu phụ thuộc vào cấp được xác định theo TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1) viện dẫn đến IEC 61140, được mô tả trong Bảng 6. Thứ tự thực hiện các thử nghiệm phải theo Hình 1. Một số thử nghiệm phải được thực hiện như các thử nghiệm ổn định trước.
Bảng 6 - Thử nghiệm yêu cầu, phụ thuộc vào cấp
Cấp theo IEC 61440 | Thử nghiệm | ||
II | 0 | III | Thử nghiệm ứng suất môi trường |
X | X | X | MST 51 Chu kỳ nhiệt (TC50 hoặc TC200) |
X | X | X | MST 52 Đóng băng hơi ẩm (HF10) |
X | X | X | MST 53 Nhiệt ẩm (DH1000) |
X | X | X | MST 54 Ổn định trước UV |
X1 | X1 | X1 | MST 55 Ổn định lạnh |
X1 | X1 | X1 | MST 56 Ổn định nóng khô |
Thử nghiệm kiểm tra chung | |||
X | X | X | MST 01 Kiểm tra bằng mắt |
X | X | X | MST 02 Tính năng ở điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) |
X | X | X | MST 03 Xác định công suất lớn nhất |
X | X | X | MST 04 Chiều dày cách điện |
X | X | - | MST 05 Độ bền ghi nhãn |
X | X | X | MST 06 Thử nghiệm cạnh sắc |
Thử nghiệm nguy hiểm điện giật | |||
X | X | - | MST 11 Thử nghiệm khả năng tiếp cận |
X | X | - | MST 12 Thử nghiệm tính dễ cắt |
X | X | - | MST 13 Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế |
X | X | - | MST 14 Thử nghiệm điện áp xung |
X | X | X | MST 16 Thử nghiệm cách điện |
X | X | - | MST 17 Thử nghiệm dòng điện rò ướt |
X | X | X | MST 42 Thử nghiệm độ bền chắc của đầu nối |
Thử nghiệm nguy cơ cháy | |||
X | X | X | MST 21 Thử nghiệm nhiệt độ |
X | X | X | MST 22 Thử nghiệm độ bền tại điểm nóng |
X2 | X2 | X2 | MST 23 Thử nghiệm cháy |
X | X | X | MST 24 Thử nghiệm khả năng bắt lửa |
X | X | X | MST 25 Thử nghiệm nhiệt của điốt rẽ nhánh |
X | X | - | MST 26 Thử nghiệm quá tải dòng điện ngược |
Thử nghiệm ứng suất cơ | |||
X | X | X | MST 32 Thử nghiệm vỡ môđun |
X | X | X | MST 33 Thử nghiệm đấu nối kiểu vít |
X | X | X | MST 34 Thử nghiệm tải cơ |
X3,5 | X3,5 | X3,5 | MST 35 Thử nghiệm bóc tách |
X4,5 | X4,5 | X4,5 | MST 36 Thử nghiệm độ bền gắn kết |
X | X | X | MST 37 Thử nghiệm rão vật liệu |
X Thử nghiệm yêu cầu. - Không cần thực hiện thử nghiệm. 1 Chỉ yêu cầu để chứng minh việc giảm độ nhiễm bẩn PD = 2 xuống PD = 1. 2 Thử nghiệm cháy được quy định theo quốc gia và thường chỉ yêu cầu đối với sản phẩm tích hợp tòa nhà hoặc đưa vào tòa nhà. Do đó, việc áp dụng thử nghiệm cháy không phụ thuộc vào cấp mà phụ thuộc vào vị trí lắp đặt. 3 Thử nghiệm này không áp dụng cho các cụm liên kết cứng-cứng (ví dụ: môđun PV thủy tinh/thủy tinh). 4 Thử nghiệm này không áp dụng đối với các cụm liên kết cứng-mềm hoặc mềm-mềm. 5 Chỉ yêu cầu để kiểm chứng các mối ghép gắn kín xung quanh các cạnh môđun PV. |
Cấp và quy trình thử nghiệm cần thiết theo TCVN 12232-2:2018 về an toàn môđun quang điện là gì?
Lấy mẫu theo TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về cách lấy mẫu như sau:
Chín môđun PV và một môđun PV không có khung được sử dụng để thử nghiệm an toàn (cộng với dự phòng như mong muốn). Để chứng minh giảm độ nhiễm bẩn về PD 1, yêu cầu thêm một môđun PV nữa.
Nếu các mối ghép gắn kín được đánh giá chất lượng thì yêu cầu như sau:
• Một môđun PV không có khung được thử nghiệm theo trình tự B (yêu cầu thêm một môđun PV không có khung) đối với kết cấu thủy tinh/mềm hoặc mềm/mềm.
• Đối với kết cấu thủy tinh/thủy tinh, yêu cầu bổ sung thêm 20 mẫu theo 10.25.2 để thử nghiệm độ bền cắt lớp (MST 36) để kiểm chứng các mối ghép gắn kín.
Tất cả các mẫu thử phải giống hệt nhau về mặt kỹ thuật (cùng thành phần). Đối với các thử nghiệm MST 24, MST 32 và MST 37, các môđun hoàn chỉnh từng chi tiết nhưng chưa hoạt động hoặc mới hoạt động ở công suất thấp, v.v., đều được chấp nhận.
Tất cả các mẫu thử nghiệm ngoại trừ mẫu dùng cho thử nghiệm MST 24, MST 32, MST 35, MST 36 và MST 37 phải được lấy ngẫu nhiên từ một hoặc nhiều lô sản xuất.
Các môđun PV bổ sung cho thử nghiệm MST 23 có thể cần thiết (môđun PV hoàn chỉnh từng chi tiết, nhưng chưa hoạt động hoặc mới hoạt động ở công suất thấp, v.v. đều được chấp nhận).
Môđun PV phải được chế tạo từ các vật liệu và thành phần quy định phù hợp với các bản vẽ và từ quá trình liên quan và phải chịu các quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng và chấp nhận sản xuất thông thường của nhà chế tạo. Môđun PV phải được hoàn chỉnh từng chi tiết và kèm theo hướng dẫn của nhà chế tạo về di chuyển, lắp và đấu nối. Khi các môđun PV được kiểm tra là nguyên mẫu của thiết kế mới mà không phải từ sản xuất, thực tế này phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.
Báo cáo thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện ra sao?
Căn cứ theo Mục 7 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về báo cáo thử nghiệm như sau:
Kết quả đánh giá theo TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1) và TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2) phải được trình bày trong một báo cáo thử nghiệm kết hợp hoặc hai báo cáo thử nghiệm riêng rẽ theo TCVN ISO/IEC 17025. Bình thường, các kết quả phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm và bao gồm tất cả các thông tin mà khách hàng yêu cầu và cần thiết cho việc giải thích thử nghiệm và tất cả thông tin theo yêu cầu của phương pháp được sử dụng:
- tiêu đề;
- tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm và vị trí nơi tiến hành thử nghiệm;
- nhận dạng duy nhất của báo cáo thử nghiệm và của từng trang;
- tên và địa chỉ của khách hàng, nếu thích hợp;
- mô tả và nhận biết mẫu thử nghiệm;
- đặc trưng và điều kiện của mẫu thử nghiệm;
- ngày nhận mẫu thử nghiệm và các ngày thực hiện thử nghiệm, nếu có;
- nhận dạng phương pháp thử nghiệm được sử dụng;
- viện dẫn đến quy trình lấy mẫu, nếu liên quan;
- bất kỳ sai khác nào, thêm hoặc bớt so với phương pháp thử nghiệm và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến các thử nghiệm cụ thể, ví dụ như điều kiện môi trường hoặc phương pháp hoặc quy trình thử nghiệm;
- phép đo, kiểm tra và kết quả thu được được hỗ trợ bằng bảng, đồ thị, bản phác thảo và hình ảnh khi thích hợp bao gồm điện áp cao nhất của hệ thống, cấp theo IEC 61140, kỹ thuật lắp và sự cố bất kỳ quan sát được;
- công bố thử nghiệm điện áp xung đã được thực hiện trên môđun PV hay tấm nhiều lớp (môđun PV không có khung);
- công bố độ không đảm bảo đo đã được ước lượng của kết quả đo (nếu liên quan);
- chữ ký và chức vụ hoặc nhận dạng tương đương của (những) người có trách nhiệm chấp nhận nội dung của báo cáo và ngày cấp;
- khi thích hợp, công bố về hiệu lực của các kết quả chỉ liên quan đến các mẫu đã được thử nghiệm;
- công bố rằng báo cáo này không được sao chép lại mà không có sự phê chuẩn bằng văn bản của phòng thử nghiệm, ngoại trừ dưới dạng đầy đủ.
Bản sao của báo cáo này phải được nhà chế tạo giữ để tham khảo.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?