Quy định chung trong phân loại thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Cho tôi hỏi quy định chung trong phân loại thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 là gì? Câu hỏi của anh D.S (Lạng Sơn).

Quy định chung trong phân loại thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về quy định chung trong phân loại thử nghiệm như sau:

Các mối nguy hiểm mô tả trong các điều dưới đây có thể ảnh hưởng đến an toàn của các môđun PV. Các quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra được quy định tương ứng với các nguy hiểm này. Các thử nghiệm cụ thể mà môđun PV phải chịu phụ thuộc vào ứng dụng sử dụng cuối cùng khi đó các thử nghiệm tối thiểu được quy định ở Điều 5.

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm an toàn môđun PV được ghi nhãn theo MST.

Các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 5 đưa ra nguồn gốc của các thử nghiệm yêu cầu. Đối với một số thử nghiệm, cột thứ ba liệt kê nguồn gốc chỉ để tham khảo; các yêu cầu thử nghiệm thích hợp được nêu ở các điều từ 10.1 đến 10.32. Các thử nghiệm khác dựa trên hoặc giống với các thử nghiệm chất lượng môđun MQT được xác định trong bộ TCVN 6781-1-1:2017 (IEC 61215). Viện dẫn đến các thử nghiệm liên quan được nêu ở cột cuối cùng. Một số thử nghiệm dựa theo bộ TCVN 6781-1-1:2017 (IEC 61215) được sửa đổi theo tiêu chuẩn này và được nêu ở các điều từ 10.1 đến 10.32.

Quy định chung trong phân loại thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Quy định chung trong phân loại thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Lấy mẫu theo TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện được hướng dẫn như thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về cách lấy mẫu như sau:

Chín môđun PV và một môđun PV không có khung được sử dụng để thử nghiệm an toàn (cộng với dự phòng như mong muốn). Để chứng minh giảm độ nhiễm bẩn về PD 1, yêu cầu thêm một môđun PV nữa.

Nếu các mối ghép gắn kín được đánh giá chất lượng thì yêu cầu như sau:

• Một môđun PV không có khung được thử nghiệm theo trình tự B (yêu cầu thêm một môđun PV không có khung) đối với kết cấu thủy tinh/mềm hoặc mềm/mềm.

• Đối với kết cấu thủy tinh/thủy tinh, yêu cầu bổ sung thêm 20 mẫu theo 10.25.2 để thử nghiệm độ bền cắt lớp (MST 36) để kiểm chứng các mối ghép gắn kín.

Tất cả các mẫu thử phải giống hệt nhau về mặt kỹ thuật (cùng thành phần). Đối với các thử nghiệm MST 24, MST 32 và MST 37, các môđun hoàn chỉnh từng chi tiết nhưng chưa hoạt động hoặc mới hoạt động ở công suất thấp, v.v., đều được chấp nhận.

Tất cả các mẫu thử nghiệm ngoại trừ mẫu dùng cho thử nghiệm MST 24, MST 32, MST 35, MST 36 và MST 37 phải được lấy ngẫu nhiên từ một hoặc nhiều lô sản xuất.

Các môđun PV bổ sung cho thử nghiệm MST 23 có thể cần thiết (môđun PV hoàn chỉnh từng chi tiết, nhưng chưa hoạt động hoặc mới hoạt động ở công suất thấp, v.v. đều được chấp nhận).

Môđun PV phải được chế tạo từ các vật liệu và thành phần quy định phù hợp với các bản vẽ và từ quá trình liên quan và phải chịu các quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng và chấp nhận sản xuất thông thường của nhà chế tạo. Môđun PV phải được hoàn chỉnh từng chi tiết và kèm theo hướng dẫn của nhà chế tạo về di chuyển, lắp và đấu nối. Khi các môđun PV được kiểm tra là nguyên mẫu của thiết kế mới mà không phải từ sản xuất, thực tế này phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

Phạm vi áp dụng TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) là gì?

Căn cứ theo Mục 1 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về phạm vi áp dụng như sau:

Áp dụng Điều này của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1). Tiêu chuẩn này đưa ra các thử nghiệm mà môđun PV được yêu cầu phải đáp ứng để đạt an toàn theo TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1).

Trình tự thử nghiệm yêu cầu trong tiêu chuẩn này có thể không thử nghiệm tất cả các khía cạnh về an toàn khi sử dụng môđun PV trong các ứng dụng. Tiêu chuẩn này sử dụng trình tự thử nghiệm tốt nhất sẵn có tại thời điểm này. Có một số vấn đề như nguy hiểm tiềm ẩn về điện giật do vỡ môđun PV trong hệ thống điện áp cao mà cần được giải quyết bằng thiết kế hệ thống, vị trí lắp đặt, hạn chế tiếp cận và quy trình bảo trì.

Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp trình tự thử nghiệm dự kiến để xác nhận sự an toàn của môđun PV có kết cấu được đánh giá bởi TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1). Trình tự thử nghiệm và các tiêu chí đạt được thiết kế để phát hiện hỏng hóc tiềm ẩn của các thành phần bên trong và bên ngoài môđun PV có thể gây ra cháy, điện giật, và/hoặc thương tích cho người. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về thử nghiệm an toàn cơ bản và các thử nghiệm bổ sung là chức năng của các ứng dụng sử dụng cuối của môđun PV. Phân loại thử nghiệm bao gồm kiểm tra chung, nguy cơ điện giật, nguy cơ cháy, ứng suất cơ và ứng suất môi trường.

Cần xem xét đến các yêu cầu về thử nghiệm bổ sung được nêu trong các tiêu chuẩn hoặc quy định về hệ thống lắp đặt và sử dụng môđun PV ở vị trí lắp đặt dự kiến ngoài các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.

Môđun quang điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy định chung trong phân loại thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 là gì?
Lao động tiền lương
Báo cáo thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 về An toàn của môđun quang điện có cần thêm thông tin khách hàng yêu cầu không?
Lao động tiền lương
Phạm vi áp dụng TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện là gì?
Lao động tiền lương
Tiêu chí đạt thử nghiệm chất lượng an toàn của môđun quang điện theo TCVN 12232-2:2018 là gì?
Lao động tiền lương
Cấp và quy trình thử nghiệm cần thiết theo TCVN 12232-2:2018 về an toàn môđun quang điện là gì?
Lao động tiền lương
Thông tin báo cáo thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện là gì?
Lao động tiền lương
Thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 về An toàn của môđun quang điện như thế nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn lấy mẫu theo TCVN 12232-2:2018 về An toàn của môđun quang điện như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Môđun quang điện
297 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môđun quang điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môđun quang điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào