Thời hạn tối đa của hợp đồng lao động xác định thời hạn được pháp luật quy định bao lâu?

Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn tối đa theo quy định bao lâu? Nội dung của hợp đồng lao động xác đinh thời hạn gồm các nội dung nào?

Hợp đồng lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định cho ta thấy rõ hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Thời hạn tối đa của hợp đồng lao động xác định thời hạn được pháp luật quy định bao lâu?

Thời hạn tối đa của hợp đồng lao động xác định thời hạn được pháp luật quy định bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời hạn tối đa của hợp đồng lao động xác định thời hạn là bao lâu?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
...
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng lao động xác định thời hạn được pháp luật quy định là thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 26 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Nội dung hợp đồng lao động xác định thời hạn gồm những nội dung nào?

Căn cứ vào Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Thông tin về tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.
2. Thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động và một số thông tin khác.
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
4. Thời hạn của hợp đồng lao động: thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
d) Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động;
đ) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề: quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Như vậy, nội dung của hợp đồng lao động xác định thời gian sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Thông tin về người sử dụng lao động: tên, địa chỉ, họ tên và chức danh người ký hợp đồng lao động.

- Thông tin về người lao động: họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi cư trú, số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu và các thông tin khác.

- Công việc và địa điểm làm việc:

+ Công việc mà người lao động thực hiện.

+ Địa điểm làm việc theo thỏa thuận, nếu có nhiều địa điểm thì ghi rõ.

- Thời hạn hợp đồng lao động: thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm bắt đầu và kết thúc đối với hợp đồng xác định thời hạn;

- Mức lương và các khoản liên quan:

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

+ Phụ cấp lương theo thỏa thuận.

+ Các khoản bổ sung khác, bao gồm thưởng, phúc lợi, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhà ở, trợ cấp tai nạn lao động và các phúc lợi khác.

- Hình thức và kỳ hạn trả lương.

- Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận về điều kiện và thời gian nâng lương.

- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi: theo thỏa thuận hoặc quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.

- Trang bị bảo hộ lao động: theo thỏa thuận hoặc quy định về an toàn lao động.

- Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp: theo quy định của pháp luật.

- Đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề: quyền và nghĩa vụ đào tạo, bồi dưỡng của hai bên.

Trường hợp nào hợp đồng lao động xác đinh thời hạn bị vô hiệu?

Căn cứ các Điều 49, Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp định hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

Hợp đồng lao động vô hiệu:

- Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

- Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019;

- Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

- Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời hạn tối đa của hợp đồng lao động xác định thời hạn được pháp luật quy định bao lâu?
Lao động tiền lương
Giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều hơn 02 lần đối với người lao động cao tuổi được không?
Lao động tiền lương
Người lao động tiếp tục làm việc khi hết hạn hợp đồng thì được giao kết thêm bao nhiêu lần hợp đồng lao động có thời hạn?
Lao động tiền lương
Ký hợp đồng ngắn hạn có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Công ty ký 03 lần hợp đồng ngắn hạn với người lao động được không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký mấy lần?
Lao động tiền lương
Một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn?
Lao động tiền lương
Thế nào là hợp đồng lao động xác định thời hạn?
Lao động tiền lương
Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể bị chấm dứt vì lý do ốm đau trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, NLĐ có được quyền quyết định thời gian chấm dứt hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hợp đồng lao động xác định thời hạn
47 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào