Thỏa ước lao động tập thể có thể bị vô hiệu một phần không?
Thỏa ước lao động tập thể có thể bị vô hiệu một phần không?
Căn cứ Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Theo đó, thỏa ước lao động tập thể có thể bị vô hiệu một phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
Thỏa ước lao động tập thể có thể bị vô hiệu một phần không? (Hình từ Internet)
Nội dung chủ yếu của một bản thỏa ước lao động tập thể ra sao?
Theo Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy một bản thỏa ước lao động tập thể thường bao gồm các nội dung chính sau:
- Mức lương và phúc lợi: Điều khoản về mức lương cơ bản, thưởng, bổ sung, và các chế độ phúc lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kế hoạch hưu trí, và các chế độ khác.
- Thời gian làm việc: Điều khoản về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, giờ nghỉ phép, và các quy định liên quan đến thời gian làm việc.
- An toàn và sức khỏe: Điều khoản về an toàn lao động, chế độ bảo vệ sức khỏe, và các biện pháp an toàn trong môi trường làm việc.
- Quyền lợi của nhân viên: Điều khoản về quyền lợi của nhân viên, bao gồm quyền tham gia vào các hoạt động công đoàn, quyền đòi hỏi thỏa thuận lao động, và các quyền khác liên quan đến công việc.
- Quy định vi phạm: Điều khoản về quy định vi phạm, biện pháp xử lý vi phạm, và các hình phạt liên quan đến vi phạm các điều khoản trong bản thỏa ước.
- Quyền hợp pháp và pháp lý: Điều khoản về quyền hợp pháp và pháp lý của nhân viên, bao gồm quyền kháng cáo và các biện pháp pháp lý liên quan đến công việc.
- Đào tạo và phát triển: Điều khoản về chương trình đào tạo, phát triển nghề nghiệp, và các cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Điều khoản khác: Các điều khoản khác liên quan đến mối quan hệ lao động, bao gồm các quy định về thời gian nghỉ phép và các điều khoản khác.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể như thế nào?
Theo Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể như sau:
- Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
- Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
- Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
- Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
- Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.











- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?